Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu tình hình xóa đói giảm nghèo tại xã phú lương huyện lạc sơn tỉnh hòa bình (Trang 42 - 44)

7. Bố cục của khoá luận

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Có một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn tới tình trạng đói nghèo như:

 Nghèo do thiếu vốn, kiến thức và kinh nghiệm sản xuất

Đây là tình trạng chung của các hộ nghèo, họ thiếu vốn sản xuất dẫn đến sản xuất kém, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm thuê và đi vay lãi để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên không có vốn cho tái sản xuất và đầu tư cho phát triển sản xuất.

Khi không có tiền với họ cái gì cũng thiếu, dẫn đến vay nợ không lối thoát, lãi mẹ đẻ lãi con và các dự án cho vay vốn cũng không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của người dân, cũng như một số gia đình không vay vốn để đầu tư sản xuất vì họ không có tài sản thế chấp hoặc trước đó có vay mà trả không đúng thời hạn nên không được vay nữa. Nhưng có những hộ nghèo không cần vay vốn, đối với họ thì không có khả năng sử dụng vốn vào công việc sao cho có hiệu quả, nhưng có những hộ vay vốn không biết sản xuất dẫn đến cụt vốn không trả được nợ, khó khăn chồng chất khó khăn.

Trình độ học vấn của chủ hộ cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh. Qua khảo sát cho thấy trình độ học vấn của các chủ hộ chủ yếu là cấp I và cấp II. Do trình độ học vấn thấp nên nhận thức về sự cần thiết phải phát triển KT - XH thấp kém đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, thiếu kinh nghiệm làm ăn, lạc hậu với với nền kinh tế thị trường, sản xuất của các hộ mang tính thụ động, công cụ, phương tiện sản xuất thô sơ thiếu chủ động. Quá trình chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi không đúng kĩ thuật nên năng suất chất lượng thấp.

Do trình độ dân trí của người dân trong xã thấp nên khi các cán bộ khuyến nông của huyện, xã đến truyền đạt kinh nghiệm, KH - KT để áp dụng vào sản xuất, các hộ không muốn áp dụng do họ thiếu hiểu biết, sợ rủi ro, nghi ngờ khoa học, quan niệm bảo thủ.

 Nghèo do thiếu đất sản xuất

Đây là điều kiện gây nhiều khó khăn cho các hộ nông dân nghèo thiếu tư liệu sản xuất chính, có hộ phải đi thầu đất nhưng do nguồn vốn ít, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên năng suất cây trồng giảm, hơn nữa họ phải trả 1 khoản tiền lớn để thầu đất. Vì thế thu nhập của họ chẳng được là bao. Một số hộ dân còn không có đất phải đi làm thuê, làm mướn để lấy tiền chi tiêu hàng ngày trong gia đình.

Từ trên cho thấy diện tích đất canh tác của người nghèo thấp hơn các hộ trung bình trở lên, nguyên nhân là do các hộ nghèo đông con, thiếu vốn, không có tiền mua trang thiết bị vật tư cho nên nhiều hộ chưa có điều kiện khai

hoang, mở rộng diện tích canh tác, do người lao động mắc một số tệ nạn xã hội, nợ nần không có khả năng để trả đã bán đất để trả nợ, làm cho diện tích đất sản xuất giảm.

 Nghèo do đông con

Một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới đói nghèo của xã Phú Lương là do phần lớn các hộ gia đình vẫn còn đông con, qua phân tích điều tra cho thấy số khẩu/hộ của nhóm điều tra là 4,4 người/hộ, trong khi thu nhập của hộ gia đình còn thấp, mà số khẩu bình quân cao như vậy thì số hộ nghèo của xã còn cao.

 Nghèo do không tiêu thụ được sản phẩm

Đối với chăn nuôi: Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò để lấy sức kéo; lợn, gà thả tự do, không trồng cây lương thực khác cho trâu bò ăn, lợn thức ăn chủ yếu là ngô, khoai, sắn, không cho ăn thêm cám tăng trọng nên tăng trưởng chậm, khoảng 12 - 15 tháng mới xuất chồng 1 lần, lợn thì bị thiệt hại do dịch bệnh. Mặt khác khi tiêu thụ sản phẩm thì gặp nhiều khó khăn, thường xuyên bị ép giá nên việc chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

Đối với cây trồng lương thực, cây ăn quả: Cây lương thực chủ yếu của các hộ điều tra là lúa, nhưng do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên năng suất giống cây này thấp, giá trị không cao chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân. Một số cây trồng khác mà xã có thế mạnh như: dưa hấu nhưng khi vào mùa thu hoạch do chín đồng loạt nên bị thương lái chèn ép xuống mức thấp, không đủ hoặc chỉ hoà vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu tình hình xóa đói giảm nghèo tại xã phú lương huyện lạc sơn tỉnh hòa bình (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)