- Đã qua đào tạo nghề và tương đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,
2.2.4.2. Năng suất và thu nhập của người lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh
Năng suất lao động là một chỉ tiêu về mặt chất, đánh giá mức độ sử dụng lao động ở nông thôn. Ở đây, chúng ta tập trung xem xét năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp, nơi chiếm hơn 70% GDP trong khu vực nông thôn của tỉnh và hơn nữa sự gia tăng năng suất lao động trong nông nghiệp là tiền đề để thực hiện sự phân công lại lao động trong khu vực nông thôn và các ngành kinh tế khác trong tỉnh.
Bảng 2.7: GDP nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2000 - 2005
Năm Lao động nông nghiệp (người) so sánh 1994) (tỷ đồng)GDP nông nghiệp (giá nông nghiệp (đồng/người)Năng suất lao động
2000 424.200 961,3 2.266.148 2001 412.423 970,2 2.352.439 2002 238.172 1.039,0 2.711.576 2003 380.249 1.096,5 2.883.636 2004 378.620 1.149,5 3.035.233 2005 374.706 1.211,1 3.232.134
Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh.
Các số liệu trên cho thấy từ năm 2000 - 2005 GDP nông nghiệp tăng 12,5% (năm 2000 = 100%), trong khi đó năng suất lao động tăng thêm khơng
nhiều (14,2%). Điều này nói lên rằng: mặc dù GDP nông nghiệp trong thời gian qua có tăng, nhưng tốc độ tăng lao động nơng nghiệp gần như tương đương, nên năng suất lao động trong nông nghiệp tăng thậm. Nếu so sánh với năng suất lao động trong các khu vực công nghiệp và dịch vụ thì năng suất lao động nơng nghiệp cịn ở mức thấp và khoảng cách giữa năng suất lao động nông nghiệp với các ngành trên ngày càng lớn, chứng tỏ lao động trong khu vực nông nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn các ngành kinh tế khác.
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Bắc Ninh không cao một phần thể hiện ở mức độ đa dạng hóa trong sản xuất nơng nghiệp của Bắc Ninh còn hạn chế (một phần do điều kiện thổ nhưỡng, một phần do thói quen canh tác …), đến năm 2005 thóc gạo vẫn chiếm tới trên 55,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các cây công nghiệp và cây trồng khác chiếm ≈ 17,5% và chăn ni duy trì ở mức 27%. Sản lượng các cây trồng khác thường là thấp (năng suất ngô đạt 3,1 tấn/ha, đỗ tương chỉ trên dưới 1 tấn/ha…). Kinh nghiệm phát triển của nhiều tỉnh chỉ ra rằng việc đa dạng hóa cây trồng là nhân tố quan trọng nhất mang lại thu nhập nông nghiệp lớn hơn và tăng việc làm cho khu vực này. Bởi vì so với lúa gạo, những loại cây trồng khác (không phải ngũ cốc) cần số giờ lao động trên 1 ha nhiều hơn từ 2 - 3 lần. Hơn nữa việc sản xuất chúng lại không bị nhu cầu tiêu dùng tại địa phương hạn chế, dẫn đến việc thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp và như vậy lại cần thêm lao động chế biến và tiêu thụ. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ loại có thu nhập thấp sang loại cây trồng có thu nhập cao là nhân tố quan trọng để tăng thu nhập và năng suất trong khu vực nông nghiệp.
Dân số và lao động nông thôn Bắc Ninh mặc dù tốc độ tăng có chậm hơn 10 năm về trước nhưng nhìn chung tăng đều qua các năm từ 2000 đến nay, năng suất lao động tăng không nhiều nên mức thu nhập của dân cư khơng cao nếu khơng muốn nói là thấp, do vậy khả năng tích lũy (đặc biệt là tích lũy vốn) rất ít ỏi đã hạn chế rất lớn đến khả năng tạo việc làm trong nông
thôn. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2005 cho thấy tỷ lệ đói nghèo (theo tiêu chuẩn cũ) đã giảm từ 8,9% năm 1997 xuống còn 3,5% năm 2005 (bằng 1/2 bình quân chung cả nước). Tuy nhiên, số hộ nghèo ở nơng thơn vẫn cịn cao gấp 2 lần ở thành thị, do vậy khoảng 85% người nghèo thuộc về vùng nông thôn, nhất là các xã thuần nông, xa trung tâm huyện lỵ. Sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ở nơng thơn Bắc Ninh là 12,20 lần, q trình phân hóa này của tỉnh cịn có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển.
Điều đáng chú ý là cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn cho đến nay vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp (năm 1997 là 51,21%, đến năm 2005 là 44,14%). Mức thu nhập bình qn 1 người một năm cũng khơng đồng đều giữa các vùng trong tỉnh và phụ thuộc vào nguồn thu, ở những vùng mà tỷ lệ thu từ hoạt động nơng nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân đầu người một năm cao hơn hẳn các vùng khác. Ví dụ, ở các huyện có cụm cơng nghiệp làng nghề như Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong có tỷ lệ thu từ nơng nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân một người đạt cao (7.920 nghìn đồng), trong khi đó huyện Gia Bình tỷ lệ thu từ hoạt động nơng nghiệp chiếm 73,27% thì thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 3.522 nghìn đồng).
Kết quả của các cuộc điều tra cũng cho thấy sự phân hóa thu nhập theo nghề nghiệp của các hộ nông dân. Các hộ làm bn bán dịch vụ thường có thu nhập cao nhất, sau đó đến các hộ ngành nghề, hộ thuần nơng thu nhập thấp nhất, ở các hộ ngành nghề mức thu nhập cao gấp 5,8 lần so với và hộ thuần nông (1.496.000 đ/tháng so với 258.000 đ/tháng). Các số liệu trong các cuộc điều tra chọn mẫu mà Cục Thống kê và Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh tổ chức tại các thôn, xã đều cho thấy rõ đặc điểm chung nổi bật là sự chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp có tác dụng quyết định mạnh nhất đối với năng lực thị trường và phân tầng mức sống (giàu - nghèo) ở nông thôn Bắc Ninh. Khả năng tăng trưởng nhanh và ổn định thuộc về nhóm xã hội
phi nơng nghiệp, trong đó, có thể bao gồm một số hộ kiêm nông nghiệp với ngành nghề hoặc buôn bán dịch vụ.
2.3. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI KỲ 2000 - 2005