- Đã qua đào tạo nghề và tương đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,
2.2.3.2. Sự chuyển dịch lao động trong các thành phần kinh tế
Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Ninh, trong những năm gần đây, Bắc Ninh có sự chuyển dịch quan trọng của lao động trong các thành phần kinh tế của khu vực nông thôn. Lao động được chuyển dịch từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế ngồi nhà nước. Trong đó, các hộ nơng thơn, các trang trại đã và đang trở thành lực lượng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Nếu như năm 1997 lao động làm việc trong khu vực quốc doanh và tập thể (các trạm, trại, nông trường quốc doanh, hợp tác xã nông nghiệp …) ở nơng thơn là 65,07% thì đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ cịn 4,78%, từ năm 2000 đến nay, hình thức kinh tế trang trại ngày càng phát triển tập trung chủ yếu vào trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, tuy nhiên ở Bắc Ninh quy mơ và diện tích của loại hình này khơng lớn (năm 2005 cả tỉnh có 167 trang trại có diện tích từ 1,5 ha - 10 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Thuận Thành, Lương Tài, Gia Bình, Yên Phong, Tiên Du).
Những năm đổi mới gần đây, ngoài việc được học tập nâng cao về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, lực lượng lao động nơng thơn trong tỉnh cịn được tiếp cận, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về nền kinh tế thị trường. Cơ chế mới đã tạo ra những người nông dân mới, biết làm chủ ruộng đất, chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Người nhân dân Bắc Ninh ngày nay đã quen dần với sản xuất hàng hóa, với cạnh tranh, với thị trường, biết sản xuất kinh doanh tổng hợp, vận dụng các quy luật kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ nông dân thường xuyên thuê mướn hàng chục lao động, vay vốn ngân hàng hàng tỷ đồng để mở rộng hay chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân biết làm giàu, ở Bắc Ninh tỷ lệ hộ giàu tăng từ 8,7% năm 2000 lên 14,61% năm 2005, nhiều hộ có số tài sản và nhà xưởng, vốn liếng lên tới hàng chục tỷ
đồng, có hộ nơng dân cịn quan hệ làm ăn với cả các hãng nước ngồi (khu vực Đơng Nam Á và Đông Âu cũ). Bây giờ ở Bắc Ninh chuyện nông dân sở hữu những xe ô tô trị giá hàng trăm triệu đồng khơng cịn là hiếm, chưa kể có những gia đình đầu tư cho con đi du học mỗi năm chi phí cả chục ngàn USD…
Mặt khác, sự đa dạng của ngành nghề trong nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã hình thành một cơ cấu lao động phong phú hơn (cả về loại hình cơng việc, trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề …). Trong khu vực nông thôn Bắc Ninh cũng đã xuất hiện những ông chủ doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ có số vốn từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng … Đồng thời, trong khu vực nông thôn Bắc Ninh cũng xuất hiện một lực lượng lao động làm thuê, chủ yếu là bà con nơng dân có ít ruộng đất hoặc "nơng nhàn" ít việc và tập trung vào các làng nghề truyền thống như Đa Hội, Đồng Kỵ (Từ Sơn), Phong Khê (Yên Phong) với hàng nghìn lao động mỗi ngày với thu nhập từ 20.000 đ - 50.000 đ/ngày. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển tầng lớp thuê mướn lao động và lao động đi làm thuê biểu hiện sự hoạt động của thị trường lao động trong khu vực nông thôn Bắc Ninh đã có sự phát triển (trước đây khơng cơng khai), đây là xu thế hồn tồn phù hợp quy luật trong cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường, khi thị trường ngày càng phát triển thì tỷ lệ người thuê mướn lao động và lao động làm thuê càng gia tăng. Thực tiễn ở nông thôn Bắc Ninh cho thấy thị trường lao động hoạt động năng động, tự giác hơn ở những nơi sản xuất hàng hóa phát triển, cịn những vùng sản xuất thuần nơng nặng về tự cấp, tự túc thì hầu như khơng có việc th mướn lao động (có chăng chỉ là đổi cơng). Trong giai đoạn trước mắt, nhà nước chưa đủ sức tạo ra nhiều việc làm cho dân cư mà nguồn tạo việc làm chủ yếu phải dựa vào hộ gia đình vào kinh tế tư nhân. Việc khuyến khích phát triển kinh tế trang trại gia đình, các tổ hợp sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần … là những cơ hội tốt nhất để tạo thêm nhiều việc làm
cho nông dân trong tỉnh, tăng thêm, thu nhập cải thiện đời sống cho họ và gia đình họ.