- Đã qua đào tạo nghề và tương đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,
2.2.4.1. Huy động số lao động vào hoạt động sản xuất và dịch vụ
Phần trên chúng ta đã thấy, ở tỉnh Bắc Ninh nông nghiệp và nông thôn vẫn là khu vực tạo việc làm chủ yếu xét cả về mặt tuyệt đối và tương đối. Trong sự phân bố của lực lượng lao động nông thôn theo các ngành và các thành phần kinh tế thì tình trạng lao động vẫn bị ứ đọng nhiều nhất trong khu
vực sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn thực trạng trong việc sử dụng lao động nông thôn trong tỉnh, ở phần này chúng ta sẽ xem xét tình trạng thiếu việc làm - một đặc trưng nổi bật ở khu vực nông thôn.
Trong các cuộc điều tra lao động và việc làm của Cục Thống kê và Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chính thức ở khu vực nơng thơn chiếm từ 2 - 3%. Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm thường xuyên xảy ra ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh (tỷ lệ thiếu việc làm của dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh là 34,36%) và đánh giá theo mức độ thiếu việc làm (mức độ thiếu việc làm được xác định bằng tỷ lệ thời gian không kiếm được việc làm so với quỹ thời gian có thể hoạt động kinh tế trong 12 tháng, tính trên số người thiếu việc làm của khu vực) thì nhóm lao động thiếu việc làm trên 50% chiếm tỷ lệ cao nhất (56,98%), tiếp đến là thiếu việc làm mức 30 - 50% (34,26%) và thiếu việc làm dưới 30% chiếm 8,76%. Số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 15 - 24 (chiếm 34,12%), tiếp đến là nhóm tuổi 25 - 34 (28,10%) và thấp nhất là nhóm tuổi 60 trở lên (15,76%).
Xét theo cơ cấu ngành kinh tế, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn Bắc Ninh trong ngành sản xuất nông nghiệp là nhiều nhất, chiếm 85,56%, nếu xét theo thành phần kinh tế thì số người đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên thiếu việc làm ở khu vực nông thôn năm 2005 chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế ngoài nhà nước (chiếm 96,34%)
Nếu xét trên giác độ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn trong tỉnh thì tỷ lệ thời gian lao động sử dụng cho các hoạt động kinh tế nói chung của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng của năm 2005 là 78,51%, tăng so với tỷ lệ này của năm 2000 là 2,14%, ở tất cả các huyện, thành phố đều tăng được tỷ lệ thời gian lao động sử dụng ở khu vực nơng thơn, trong đó cao nhất là thành phố Bắc Ninh và
huyện Từ Sơn (88,89%), thấp nhất là huyện Quế Võ cũng đạt gần 76% [7, tr. 35].
Số liệu trên cho thấy, tình trạng thiếu việc làm của lao động nông thôn trong tỉnh đang được cải thiện, tỷ lệ lao động có việc làm tăng. Đây là kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu trong nơng nghiệp nơng thơn và một số chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua.