- Đã qua đào tạo nghề và tương đương 5,66 6,45 11,55 18,80 22,90 20,
2.3.1. Kết quả đạt được
Từ những năm tái lập tỉnh đến nay, dưới tác động của nhiều nhân tố, cơ cấu lao động nông thơn Bắc Ninh đã có những thay đổi nhất định. Chúng ta có thể đánh giá động thái biến đổi của cơ cấu lao động nông thôn cũng như việc sử dụng nguồn nhân lực trong khu vực này của tỉnh trên những mặt chủ yếu sau:
- Trước hết, sự đổi mới của cơ chế quản lý trong nông nghiệp đã tạo động lực cho sự phát triển bởi vì nó mang lại lợi ích trực tiếp cho người nơng dân, giải phóng được phần lớn sức sản xuất ở nông thôn và phát huy tiềm năng to lớn của người nơng dân. Cùng với chế độ khốn sản phẩm và việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nhân dân với những quyền cụ thể đã khuyến khích nơng dân n tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và sử dụng đất có hiệu quả. Chính cơ chế thị trường đã thiết lập một mơ hình việc làm mới, tạo nhiều cơ hội cho người lao động. Ở đây người nông dân được tiếp cận với các nguồn lực, đặc biệt là đất đai và họ cũng được tiếp cận trực tiếp với các nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng. Có thể nói yếu tố quan trọng để tăng sản lượng và năng suất trong thời gian qua (năng suất lúa từ 52,6 tạ/ha năm 2000 lên 56,4 tạ/ha năm 2005; ngô từ 26,3 tạ/ha lên 31,3 tạ/ha. Mặc dù diện tích cây trồng giảm từ 92.183 ha năm 2000 còn 84.741 ha năm 2005, nhưng số lượng lương thực có hạt vẫn tăng từ 453,1 ngàn tấn lên 464,4 ngàn tấn) [55, tr. 8] là sự tăng cường tổng các yếu tố sản xuất mà trước hết là sức lao động của người nông dân. Điều này khẳng định tiềm năng về
lao động ở nông thôn đã được phát huy và đã mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.
- Sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã có những chuyển biến tích cực nếu xét trên phương tiện cơ cấu hoạt động, phương thức và hiệu quả sử dụng quỹ thời gian lao động nói chung. Về mặt này không thể không nhận thấy sự gia tăng các hoạt động của lực lượng lao động ở khu vực công nghiệp, dịch vụ đặc biệt là khu vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, buôn bán và dịch vụ sinh hoạt của dân cư. Sự đa dạng hóa ngành nghề đã dẫn tới sự đa dạng hóa trong cơ cấu lao động nơng thôn trong tỉnh. ở nhiều thôn xã vùng nông thôn trong huyện Từ Sơn, Yên Phong đã có 60 - 70% lao động tham gia vào hoạt động kinh tế ngồi nơng nghiệp. Sự phát triển của các hộ kiêm ngành nghề ở nông thôn đã phá thế thuần nông ở nhiều xã trong tỉnh. Ngay trong lĩnh vực nơng nghiệp cũng có sự chuyển dịch đáng kể lao động từ độc canh cây lúa sang đa dạng hóa cây trồng vật ni theo hướng tập trung làm ăn lớn... Những chuyển biến này thể hiện sự vận động theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động nơng thơn của tỉnh, góp phần vào sự gia tăng thu nhập cho các hộ gia đình nơng dân. Mặt khác, các hoạt động kinh tế đa dạng kể trên đã góp phần đáng kể giải quyết việc làm cho lao động các vùng nông thôn trong tỉnh.
- Trong những năm qua, đã có sự chuyển biến rất cơ bản trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Đó là sự giảm phần lớn (cả tỷ trọng và số lượng tuyệt đối) của lao động khu vực nhà nước cùng với sự gia tăng nhanh chóng của lao động khu vực ngồi nhà nước (chủ yếu là hình thức kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân). Đây là sự phát triển hợp quy luật trong điều kiện sản xuất ở nước ta nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng hiện nay, nó thể hiện sự sáng suốt trong đường lối lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
trong quá trình phát triển sản xuất hàng hóa. Hiện nay trong nhiều vùng nơng thơn của tỉnh Bắc Ninh, kinh tế hộ gia đình và một bộ phận của kinh tế trang trại đã trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, ngành nghề thủ công phục vụ tiêu dùng của địa phương và xuất khẩu.