Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 107 - 116)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5. Kết luận chung về thực nghiệm

Sau khi tiến hành thử nghiệm dạy các lớp 10, qua quá trình thiết kế bài soạn, thực nghiệm giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả, chúng tôi thấy:

- Học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu khá nhanh kiến thức đưa ra. Các em có khả năng vận dụng các kiến thức đó để giải quyết và làm bài tập, cũng như các dạng toán tương tự hoặc khó hơn.

- Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động trong giờ học giúp cho quá trình tư duy của HS thêm phát triển và bước đầu biết hợp tác để giải toán dẫn kết quả tốt.

- Việc liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học Hình học đã góp phần hình thành và rèn luyện cho học sinh ý thức cũng như năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào cuộc sống.

- Số lượng và mức độ các vấn đề có nội dung thực tiễn được lựa chọn, cân nhắc thận trọng, được đưa vào giảng dạy một cách phù hợp, có chú ý nâng cao dần tính tích cực và độc lập của học sinh, nên học sinh tiếp thu tốt, tích cực tham gia luyện tập và đạt kết quả tốt.

Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy: mục đích thực nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học phần nào đã được khẳng định. Nếu trong quá trình dạy học Hình học, giáo viên quan tâm, giúp học sinh liên hệ các kiến thức với thực tiễn, thì sẽ hình thành và rèn luyện ý thức "Toán học hóa các tình huống thực tiễn". Đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Hình học và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục toàn diện của trường trung học phổ thông.

KẾT LUẬN

Các kết quả chính mà luận văn đã thu được:

1. Luận văn đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận trong việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông.

2. Luận văn nêu được ứng dụng và vận dụng toán học trong giảng dạy toán học ở trường trung học phổ thông, cụ thể là việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh. Đề ra được một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy, giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực và chủ động hơn trong học tập. Học sinh bước đầu đã biết liên hệ giữa kiến thức cơ bản trong bài học với những vấn đề trong thực tiễn.

3. Dạy thử nghiệm những biện pháp sư phạm đã đề xuất đối với những học sinh ở trường mình công tác, đề ra được phương hướng thực hiện tốt việc gắn liền dạy học toán với đời sống thực tiễn. Qua đó khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp đã được đề xuất.

4. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán trung học phổ thông.

Hạn chế của đề tài:

Mới đưa ra được một số biện pháp sư phạm, một số ví dụ và bài tập nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn vận dụng chủ yếu ở chương 2,3 Hình học 10, chương 1 Hình học 11, chương 1,2 Hình học 12. Số lượng bài tập vẫn chưa được phong phú, phần thực nghiệm sư phạm chưa có điều kiện thực hiện một cách đầy đủ, khoa học.

Mặc dù đã cố gắng chọn lọc để đưa vào đề tài những ví dụ, bài tập có nội dung thực tiễn phù hợp với chương trình, nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu sót.

Một số suy nghĩ và đề xuất:

+ Để có những bài tập, có những nội dung về thực tiễn theo phân phối chương trình học của học sinh, khi GV lựa chọn nội dung và cách thức diễn đạt các bài toán, cần tìm hiểu và liên hệ với những nhà chuyên môn (GV môn học khác, cán bộ chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nhà khoa học, ...) để đảm bảo

tính khoa học, chính xác mà vẫn phù hợp với điều kiện và khả năng nhận thức của học sinh phổ thông.

+ Khi thực hiện dạy học sinh ở những bài soạn thực nghiệm theo hướng gắn liền toán học với thực tế, chúng tôi thường gặp khó khăn do không đủ thời gian khi muốn phân tích kỹ dữ kiện của bài toán. Ở toán học gắn liền với thực tiễn, các ý tưởng trong bài soạn chưa được tiếp thu hết mà chỉ có thể đưa ra nhận xét, đánh giá một cách khái quát. Vì vậy, cần phải liên hệ với GV các môn học liên quan để chuẩn bị vốn tri thức cần thiết, liên môn, đồng bộ với môn Toán. Ngoài ra, chính bản thân người dạy Toán cũng cần bổ túc những kiến thức khoa học thường thức để có thể diễn đạt tóm tắt những ứng dụng thực tiễn của kiến thức toán trong khuôn khổ một vài bài toán đưa ra trong tiết dạy.

+ Chương trình học còn nặng đối với học sinh, phân phối hợp lí hơn với chương trình môn toán, một số bài học còn quá dài nên ít khai thác được trong bài học chỉ ra tính thực tiễn của bài học đó.

+ Cần có ý thức hơn việc dạy và học gắn liền toán học với thực tiễn, cụ thể đáp ứng thêm bài toán có nội dung thực tiễn trong sách giáo khoa, sách tham khảo vào từng phần cụ thể. Đặc biệt chú trọng hơn trong các kì thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi vào các trường Cao đẳng, Đại học.

+ Cần trang bị thêm dụng cụ, phương tiện dạy học cho các trường để giờ học thêm sinh động kết hợp với giáo viên, cần tự tìm tòi, tích cực học hỏi và phát huy dụng cụ dạy học, có những chuyên đề và ngoại khoá về toán học để thấy toán học thật sự luôn gắn với đời sống con người mà cụ thể thực tại nhất là trong nhà trường THPT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngọc Anh (2007), "Nhận diện triết lí giáo dục Việt Nam thời hội nhập", Báo Giáo dục và thời đại, (123), tr. 21.

2. Lê Quang Anh, Trần Thái Hùng, Nguyễn Hoàng Dũng (1993), Tuyển tập những bài toán khó và phương pháp giải toán Hình học không gian, NXB Trẻ - Thành phố Hồ Chí Minh

3. Nguyễn Văn Bảo (2005), Góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết một số bài toán có nội dung thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Vinh.

4. Văn Như Cương, Phan Văn Viện (2000), Hình học 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Văn Như Cương (Chủ biên), Phạm Vũ Khuê, Trần Hữu Nam(2007), Bài tập

Hình học 10 Nâng Cao, NXB Giáo dục.

6. Trần Vũ Hạo, Đoàn Quỳnh (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Toán 10, NXB GD.

7. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (2007), Hình học 10, NXB Giáo dục.

8. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Thanh Hà, Khu Quốc Anh, Phan Văn Viện (2007), Hình học 11, NXB Giáo dục.

9. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Thanh Hà, Khu Quốc Anh, Phan Văn Viện (2007), Hình học 12, NXB Giáo dục.

10. Nguyễn Bá Kim, (2009), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm.

12. Trần Kiều (1988), "Toán học nhà trường và yêu cầu phát triển văn hóa toán học", Nghiên cứu giáo dục, (10), tr. 3 - 4.

13. Trần Kiều (1999), "Việc xây dựng chương trình mới cho trường Phổ thông",

Nghiên cứu giáo dục, (330), tr. 1- 2.

14. Trần Kiều (1988), Làm rõ nét hơn nữa mạch ứng dụng Toán học trong Chương trình toán phổ thông trung học, Tư liệu giáo dục học Toán học, Tập 4, Viện Khoa học giáo dục.

15. Trần Kiều (1995), "Một vài suy nghĩ về đổi mới PPDH trong trường phổ thông ở nước ta", Nghiên cứu giáo dục, (5), tr.7.

16. Ngô Thúc Lanh, Đoàn Quỳnh, Nguyễn Đình Trí (2000), Từ điển toán học thông dụng, Nxb Giáo dục.

17. Nguyễn Danh Nam, Phương pháp mô hình hóa trong dạy học toán ở trường phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Cán bộ trẻ các trường sư phạm toàn quốc 2013” Nxb Đà Nẵng.

18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm.

19. Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, .

20. Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên), Văn Như Cương, Phạm Vũ Khuê, Bùi Văn Nghị (2007), Hình học 10 Nâng cao, NXB Giáo dục.

21. Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên), Văn Như Cương, Phạm Khắc Ban, Tạ Mẫn(2007), Hình học 11 Nâng cao, NXB Giáo dục.

22. Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên), Văn Như Cương, Phạm Khắc Ban, Lê Huy Hùng, Tạ Mẫn(2007), Hình học 12 Nâng cao, NXB Giáo dục.

23. Đào Tam (2005), Phương pháp dạy học Hình học ở trường Trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Nguyễn Cảnh Toàn (2000), "Dạy học như thế nên chăng", Nghiên cứu giáo dục, (1/2000), tr. 27 - 28.

25. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Tuyển tập tác phẩm BÀN VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM, Nxb Lao động

26. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu Toán học, Tập 1, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 27. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học,

dạy và nghiên cứu Toán học, Tập 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 28. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (môn Toán học), Bộ giáo dục và đào tạo (2006),

29. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT (Chu kì 3(2004-2007)), Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Viện nghiên cứu sư phạm, Hà Nội.

30. Tuyển chọn theo chuyên đề Toán học và Tuổi trẻ (Quyển 1), Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Nxb Giáo dục.

31. Từ điển Tiếng Việt (2000), Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 32. Luật giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. G. Polya (1978) Sáng tạo Toán học, NXB Giáo dục

34. JA.J.PERELMAN (2004), Hình học giải trí (Bản dịch của Phan Tất Đắc) NXB GD.

35. Perelman IA. I. (2001), Toán học lí thú, Nxb Văn hóa thông tin.

36. GS.TS Nguyễn Hữu Vui -GS.TS Nguyễn Ngọc Lang (Đồng chủ biên), Giáo trình Triết học Mác –Lê Nin, Nxb Giáo dục.

PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU

Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA

(dành cho giáo viên)

Họ và tên:...Trường:...

Khi dạy học phần hình học, thầy (cô) hãy đưa ra cảm nghĩ và nhận xét của mình theo các tiêu chí chỉ ra dưới đây. Với những ô trống, đánh dấu vào ô muốn chọn, để trống những ô không chọn.

1. Đứng trước một bài toán thấy cô quan tâm tới điều gì?

Cách giải Các dạng bài tập tương tự

Ứng dụng của nó trong thực tế Cách phát triển bài toán

Ý kiến khác:... 2. Theo thầy (cô) toán học có ứng dụng trong thực tế hay không?

Có Không

3. Bản thân thầy cô có vận dụng toán học trong đời sống hàng ngày không?

Không Thường xuyên

Thỉnh thoảng Bình thường

4. Trong quá trình giảng dạy thầy (cô) có quan tâm tới các bài toán có nội dung thực tiễn không?

Không Thường xuyên

Thỉnh thoảng Bình thường

5. Đánh giá của thầy (cô) về sự hứng thú của học sinh khi học các bài toán liên quan tới các vấn đề thực tiễn?

Không thích Rất không thích

Bình thường Thích

Rất thích

6. Thầy cô gặp khó khăn gì khi dạy nội dung hình học ở trường trung học phổ thông?

Ý kiến khác:... 7. Theo thầy (cô) học sinh thường gặp khó khăn gì khi học Hình học ở trường trung học phổ thông?

... ... ...

Phụ lục 2:

PHIẾU ĐIỀU TRA

(dành cho HS)

Họ và tên:...Lớp:...

Em vui lòng cho biết ý kiến của mình (bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp). Phiếu điều tra này chỉ có mục đích NCKH không dùng để đánh giá xếp loại HS. 1. Theo em hình học có ứng dụng trong thực tế hay không?

Có Không

2. Sự hứng thú của em trước một bài toán có liên quan đến thực tiễn?

Rất thích Thích Bình thường

Không thích Rất không thích

3. Em có hay vận dụng toán học vào những vấn đề liên quan đến đời sống hay không? Đặc biệt là Hình học?

Không bao giờ Thường xuyên Thỉnh thoảng

4. Các kiến thức và các bài toán hình học có giúp em liên tưởng tới những vấn đề trong cuộc sống thường ngày không?

Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

5. Đứng trước một bài toán hình học em quan tâm tới những vấn đề nào?

Cách giải bài toán Ứng dụng của nó trong thực tế 6. Em có hay tìm kiếm thông tin toán học ứng dụng vào thực tiễn trên mạng?

Không Thỉnh thoảng Hay

7. Theo em việc vận dụng kiến thức hình học vào giải các bài toán trong thực tiễn có quan trọng không?

Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng 8. Phong trào học tập của lớp khi học hình học là:

Rất trầm Trầm

Bình thường Sôi nổi

9. Ý thức thái độ của bản thân khi học hình học?

Lười học Bình thường Tích cực

... ... ... ... Cảm ơn em!

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 107 - 116)