Bài toán hình học có nội dung thực tiễn trong chương trình sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.Bài toán hình học có nội dung thực tiễn trong chương trình sách giáo khoa

1.2.1. Bài toán hình học có nội dung thực tiễn trong chương trình sách giáo khoa phổ thông phổ thông

Để nhận xét có căn cứ, có cơ sở và thể hiện tính cụ thể, trước hết chúng ta điểm qua những ứng dụng Toán học. Vấn đề này, theo Trần Kiều, có thể chia làm hai loại: Những ứng dụng trong nội bộ môn Toán và những ứng dụng trong các lĩnh vực ngoài Toán học.

+) Các ứng dụng trong nội bộ môn Toán hoặc là nhằm lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng (sử dụng cái đã biết, cái đã có để tìm hiểu cái chưa biết), hoặc là hoàn

thành quá trình nhận thức, đồng thời chuẩn bị cho việc nghiên cứu những vấn đề mới đặt ra (ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong việc giải bài tập toán học). Mức độ thông hiểu tri thức toán học của học sinh được đánh giá thông qua những ứng dụng như vậy.

+) Các ứng dụng trong các lĩnh vực ngoài Toán học được thực hiện dưới các dạng như:

- Thực hiện các đề tài được quy định trong các buổi ngoại khóa, thực hành hoặc làm các bài tập có nội dung thực hành;

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp toán học để nghiên cứu những vấn đề hoặc bài tập của những môn học khác, trước hết và gần gũi nhất là các môn khoa học tự nhiên;

- Ứng dụng vào việc giải quyết các công việc trong đời sống hàng ngày [11]. +) Trong các sách giáo khoa môn Toán (sách giáo khoa Hình học) ở trường THPT hiện hành (xuất bản năm 2007) có nhiều đổi mới theo hướng liên hệ với thực tiễn so với bộ sách giáo khoa trước đây. Nhiều bài học trong sách giáo khoa đưa vào nội dung thực tiễn giúp học sinh nhận thấy toán học và cuộc sống có mối liên hệ mật thiết với nhau.

- Chẳng hạn một số bài học các hình ảnh thực tế được đưa vào: * Hình học 10:

+ Chương 1: Bài Khái niệm véc tơ; Bài Tổng và hiệu của 2 véc tơ; Bài đọc thêm: Thuyền buồm chạy ngược chiều gió; Bài Hệ trục tọa độ;

+ Chương 2: Bài Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác; + Chương 3: Bài Phương trình đường elip

* Hình học 11:

+ Chương 1: Bài Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng;

+ Chương 2: Bài Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng; Bài Hai đường thẳng song song; Bài Hai mặt phẳng song song;

* Hình học 12:

+ Chương 1: Bài 1 Khái niệm về khối đa diện; Bài Khái niệm mặt tròn xoay; Bài Mặt cầu;

+ Chương 2: Bài Hệ tọa độ trong không gian;Bài Phương trình mặt phẳng; Bài phương trình đường thẳng trong không gian;

- Sử dụng các bài toán mang tính thực tiễn: * Hình học 10 Chương trình chuẩn:

+ Chương 1: Bài 10 trang 12;

+ Chương 2: Bài 1 trang 57, Bài 2 trang 58; Bài 10,11 trang 60; Bài 4 trang 88;

* Hình học 11 Nâng cao:

+ Chương 2: Bài 2 trang 78; * Hình học 12 Chương trình chuẩn:

+ Chương 2: Bài 16,17 trang 54;

Như vậy có thể thấy rằng, quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt quá trình dạy học ở trường phổ thông được nhấn mạnh trong Dự thảo chương trình cải cách giáo dục môn Toán đã được quán triệt. Cho dù việc quán triệt quan điểm này chưa thực sự

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 27 - 29)