Định hướng dạy học thông qua việc khai thác các bài toán hình học có

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 36 - 116)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Định hướng dạy học thông qua việc khai thác các bài toán hình học có

có nội dung thực tiễn .

Khai thác các bài toán hình trong chương trình học làm cho học sinh thấy rõ học tập tốt sẽ trở thành người lao động có tố chất tốt. Chính vì thế đây là những hoạt động cần thiết mà người giáo viên cần phải tìm ra trong nội dung bài dạy và tìm cách tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động trong giờ học toán qua các ví dụ minh hoạ được gắn với thực tiễn.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn dạy học môn toán hình học có thể nhận thấy về vấn đề khai thác và vận dụng các bài toán thực tế còn gặp nhiều khó khăn:

- Về phía học sinh:

Còn có những khó khăn về kiến thức của học sinh không đồng đều. Khi gặp những bài toán dưới dạng tìm tòi, được diễn tả bằng ngôn ngữ thông thường và nội dung của bài toán đề cập đến vấn đề trong cuộc sống sinh hoạt, hoạt động và học tập học sinh còn lúng túng trong việc thiết lập mô hình toán học tương ứng với nội dung thực tiễn của bài toán.

Học sinh phải biết toán học hóa các tình huống thực tiễn. - Về phía giáo viên:

Còn có những hạn chế, toán học là môn học khó và trừu tượng không phải ở tất cả các bài giảng lý thuyết nào cũng lấy được ví dụ sinh động gắn vào thực tế, giáo viên phải biết chọn lọc các bài toán không quá khó, không quá dễ để ta có thể áp dụng được vào lý thuyết đã được học, cần phải gợi ý để vào bài một cách tự nhiên, không gò ép, làm thế nào gây sự chú ý, gợi trí tò mò, gây hứng thú cho học sinh.

Khi dạy toán, xét về nội dung tri thức toán. Giáo viên cần phải phân tích: - Nét đặc thù của tri thức toán học, phải chuyển từ tri thức giáo khoa sang trí thức dạy học.

- Theo GS. TS Nguyễn Bá Kim ([11, tr238 – 240]).

+ Thầy cô giáo nói chung không dạy nguyên dạng tri thức khoa học hay trí thức chương trình mà phải chuyển hóa tri thức chương trình thành tri thức dạy học. Nắm vững tri thức khoa học là một điều kiện nhưng chưa đủ để đảm bảo kết quả dạy học.

+ Điều cốt yếu của phương pháp dạy học là thiết lập môi trường có dụng ý sư phạm để người học có thể học tập trong hoạt động, học tập thích nghi.

+ Nghĩa của một tri thức được hoàn thành từ những tình huống để người học hoạt động và thích nghi với môi trường, nhờ đó tri thức được kiến tạo vừa như phương tiện lại vừa như kết quả của hoạt động và thích nghi.

Như vậy chúng ta có thể khai thác các bài toán có liên quan đến thực tế để thực hiện chương trình này, nhằm chuyển hóa tri thức chương trình sang tri thức dạy học, tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, thích hợp và có ý nghĩa đối với học sinh. Khai thác có ứng dụng trong bài giảng biến học toán thành môn dạy hấp dẫn, thích thú đối với học sinh, làm cho giờ học hình học không còn là một gánh nặng mà là một nguồn vui, một cái gì đẹp đẽ, có thể giúp ích cho học sinh trong cuộc sống, trong công tác sau này và làm cho các giờ học toán trở nên sôi nổi hứng thú hơn với học sinh.

Khai thác các bài tập có trong thực tế nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán để nâng cao hiệu quả dạy học môn toán, giúp học sinh đạt được các mục đích học môn toán một cách tốt đẹp, ưu tiên con đường nhận thức qui nạp từ cụ thể và thực tiễn phong phú. Được thực hiện theo hai hướng;

+ Phân tích một số bài tập điển hình có nội dung thực tế góp phần hiểu sâu bản chất toán học.

+ Khai thác các bài toán thể hiện qua sự việc có thực trong cuộc sống để gắn vào toán học, thích hợp phục vụ dạy học toán ở trường trung học phổ thông.

Ví dụ 1.10: Trong sách giáo khoa hình học 10 đã trình bày bài học thêm “thuyền buồm chạy ngược chiều gió”.

Thông thường ta vẫn nghĩ rằng gió thổi về hướng nào thì sẽ đẩy thuyền buồm về hướng đó. Trong thực tế con người đã nghiên cứu tìm cách lợi dụng sức gió làm cho thuyền buồm chạy ngược chiều gió. Vậy người ta làm như thế nào để có thể thực hiện được điều tưởng chừng là vô lý đó?

Như vậy, việc khai thác các bài toán có ứng dụng trong thực tế sẽ làm đậm nét hơn những ứng dụng còn tàng ẩn, còn mờ nhạt của những nội dung toán học truyền thống vốn đã có trong chương trình sách giáo khoa và sách tham khảo. Một trong những biện pháp thích hợp trong điều kiện hiện nay là lựa chọn các bài tập có nội dung liên môn hoặc gắn với thực tế, gần gũi và quen thuộc trong sản xuất, đời sống, đưa vào bài giảng ở những thời điểm thích hợp trong quá trình dạy toán.

1.4. Kết luận Chƣơng 1

Trong Chương 1, Luận văn đã trình bày khá cụ thể và làm rõ được vai trò quan trọng của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông. Và cũng chỉ ra việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn là vấn đề có tính nguyên tắc và là một nhiệm vụ của giáo dục Toán học ở nước ta. Đồng thời cũng phù hợp với xu hướng giáo dục Toán học của nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Đây là cơ sở để tiến hành thực hiện tiếp chương 2 của Luận văn.

Chƣơng 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG HÌNH HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trong Chương 1, Luận văn đã trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn, khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn trong dạy học Toán ở trường phổ thông. Thực trạng việc dạy và học nội dung hình học gắn với thực tiễn trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông hiện hành, nhu cầu và định hướng việc khai thác các bài toán hình học có ứng dụng trong thực tế sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các Biện pháp sư phạm và xây dựng Hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn trong dạy hình học ở trường Trung học phổ thông sẽ được trình bày trong Chương 2.

2.1. Một số nguyên tắc khi đề xuất các biện pháp sƣ phạm

Trong Mục này, Luận văn sẽ đưa ra một số nguyên tắc khi đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn, với mục đích làm rõ hơn các ứng dụng của hình học vào thực tiễn.

2.1.1. Đảm bảo tính mục đích, tính khả thi, tính hiệu quả của việc dạy và học Toán theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn Toán theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông

- Mục đích của việc dạy và học Toán theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn nằm trong những mục tiêu chung của giáo dục Toán học, có chú ý đến những đặc điểm cụ thể của bộ môn hình học và trình độ nhận thức của học sinh phổ thông. Mục đích của việc dạy và học Toán theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn liên quan chặt chẽ, phụ thuộc và phục vụ cho việc thực hiện các mục đích dạy học Toán ở nhà trường. Có ý nghĩa ứng dụng rõ rệt, thông qua quá trình rèn luyện cho học sinh khả năng và ý thức sẵn sàng ứng dụng Toán học vào thực tiễn, đồng thời góp phần tích cực để thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ dạy học Toán ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính khả thi của biện pháp được hiểu là khả năng thực hiện được, áp dụng được vào thực tế dạy học. Tính khả thi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

Chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học và quỹ thời gian thực hiện, khả năng và trình độ thực hiện của giáo viên, sự tương hợp giữa các nội dung thực tiễn chứa đựng trong các bài tập,… Đặc biệt tính khả thi này phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận thức chung và thái độ học tập của học sinh.

- Tính hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn được hiểu là sự nắm vững các kiến thức cơ bản của bài học, là sự thành thạo của học sinh trong việc vận dụng để xử lý các vấn đề đặt ra trong thực tiễn (trong học tập, lao động sản xuất và trong đời sống). Muốn vậy, những tình huống thực tiễn phải đơn giản, gần gũi, quen thuộc với học sinh. Vì vậy khi lên hệ với thực tiễn cần phải chọn lọc những vấn đề là những tình huống bám sát sách giáo khoa và kết hợp với vốn kinh nghiệm sẵn có của học sinh trong đời sống, lao động sản xuất. Những tình huống đó phải là những tình huống xuất hiện trong thực tế, chúng sẽ giúp tạo ra một bức tranh sinh động về bài học giúp học sinh có thể cảm thụ tốt nội dung bài học trên cơ sở niềm vui, hứng thú học tập của học sinh.

Việc xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông phải đảm bảo chú ý đến tính mục đích, tính khả thi, tính hiệu quả của vấn đề.

2.1.2. Đảm bảo bám sát nội dung chương trình

Chương trình và sách giáo khoa môn Toán được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm tiên tiến ở trong và ngoài nước theo một hệ thống quan điểm nhất quán về phương diện Toán học cũng như về phương diện sư phạm, nó đã được thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn Quốc trong nhiều năm và được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với mục tiêu đào tạo mới, phù hợp với thực tiễn giáo dục ở nhà trường nước ta hiện nay.

Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông phải đảm bảo phù hợp với chương trình và sách giáo khoa, phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, kế thừa và phát huy, khai thác hết tiềm năng của chương trình và sách giáo khoa hiện hành. Cụ thể là:

- Tận dụng triệt để những cơ hội sẵn có trong sách giáo khoa (những tình huống lý thuyết, bài tập thực hành hay ngoại khóa, ...) để đưa các bài toán có nội dung thực tiễn vào giảng dạy;

- Khai thác những tình huống ứng dụng Toán học vào thực tiễn còn ẩn tàng; - Trong sách giáo khoa có khá nhiều bài tập, nhưng trong đó bài tập có nội dung thực tiễn còn ít cần bổ sung thêm cho phù hợp.

Tuy nhiên cần chú ý: Khi đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm mục đích phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông không được làm thay đổi tới hệ thống chương trình sách giáo khoa cũng như kế hoạch dạy học hiện hành.

2.1.3. Đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, giúp học sinh nắm vững tri thức và có kỹ năng cơ bản trong học hình học và có kỹ năng cơ bản trong học hình học

* Đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh

Việc vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn phải được thực hiện trên cơ sở nội dung sách giáo khoa và phân phối chương trình hiện hành. Các vấn đề có nội dung thực tiễn phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng, kế thừa và khai thác hết tiềm năng của chương trình và sách giáo khoa. Nhưng đồng thời phải có ý nghĩa lớn về mặt tâm lý và phù hợp với trình độ nhận thức chung của học sinh, các vấn đề sẽ liên hệ với thực tiễn trong một giờ dạy phải được chọn lựa cẩn thận, vừa về mức độ và số lượng.

Nếu số lượng các vấn đề liên hệ với thực tiễn quá ít và quá đơn giản sẽ không đạt được mục đích là tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh và hình thành ý thức toán học hóa các tình huống thực tiễn. Nhưng ngược lại, nếu số lượng các vấn đề liên hệ với thực tiễn quá nhiều, quá khó và quá xa lạ với học sinh sẽ ảnh hưởng tới thời gian (nói rộng ra là kế hoạch giảng dạy) và không những không tạo được hứng thú học tập mà còn làm cho học sinh thêm phần chán nản. Chính vì vậy, việc vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn phải được giáo viên chuẩn bị chu đáo và sắp xếp theo thứ tự từ "gần" đến "xa", từ dễ đến khó. Nhờ đó sẽ tạo ra những trải nghiệm thành công ban đầu và tạo tiền đề cho các các hoạt động học tập tiếp theo.

* Giúp học sinh nắm vững tri thức và có kỹ năng cơ bản trong học hình học

Giúp học sinh nắm vững chắc các kiến thức và kỹ năng toán học cơ bản của Chương trình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của giáo dục Toán học trong nhà trường.

2.2. Một số BPSP nhằm phát triển năng lực vận dụng Hình học vào thực tiễn cho HS trƣờng THPT cho HS trƣờng THPT

Từ những phân tích, đánh giá và các nguyên tắc đã đưa ra ở trên, chúng tôi xin đề xuất ra một số biện pháp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn trong quá trình dạy học hình học cho học sinh trung học phổ thông.

2.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường việc gợi động cơ mở đầu cho HS khi học hình học bằng cách xuất phát từ thực tiễn hoặc các bài toán có nội dung thực tiễn học bằng cách xuất phát từ thực tiễn hoặc các bài toán có nội dung thực tiễn a) Mục đích của biện pháp:

Nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò của thực tiễn đối với sự phát sinh và phát triển của toán học cũng như vai trò tác động trở lại của toán học với thực tiễn.

b) Cách thức thực hiện biện pháp:

Theo GS.TSKH Nguyễn Bá Kim [11, tr155-180], hướng đích và gợi động cơ là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh, làm cho việc học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động. Gợi động cơ (gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian, gợi động cơ kết thúc) không phải là việc đặt vấn đề một cách hình thức mà phải giúp biến những mục tiêu sư phạm thành mục tiêu của cá nhân học sinh nhằm tạo ra động lực bên trong thúc đẩy họ hoạt động. Việc khai thác các ví dụ thực tế trước khi trình bày kiến thức cũng là thực hiện gợi động cơ mở đầu bằng cách xuất phát từ nội dung thực tế. Rõ ràng cách gợi động cơ này dễ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tạo điều kiện để các em thực hiện tốt các hoạt động kiến tạo tri thức trong quá trình học tập về sau.

Ở các lớp dưới, hình thức gợi động cơ mà các giáo viên thường sử dụng như cho điểm, khen chê, thông báo kết quả học tập cho gia đình,...Tuy nhiên, càng lên lớp cao, cùng với sự trưởng thành của học sinh, với trình độ nhận thức và

giác ngộ chính trị ngày càng được nâng cao, thì những cách gợi động cơ xuất phát từ nội dung hướng vào những nhu cầu nhận thức, nhu cầu của đời sống, trách nhiệm đối với xã hội, ... ngày càng trở nên quan trọng. Với gợi động cơ mở đầu trong nhiều trường hợp hoàn toàn có thể xuất phát từ một tình huống thực tiễn nào đó (từ đời sống hoặc từ nội bộ Toán học).

Trong dạy học Hình học ở trường phổ thông, việc gợi động cơ mở đầu xuất phát từ thực tiễn có thể được thực hiện:

*) Thông qua các vật thật trong tự nhiên hoặc trong cuộc sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 36 - 116)