Đảm bảo tính mục đích, tính khả thi, tính hiệu quả của việc dạy và học Toán

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Đảm bảo tính mục đích, tính khả thi, tính hiệu quả của việc dạy và học Toán

Toán theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông

- Mục đích của việc dạy và học Toán theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn nằm trong những mục tiêu chung của giáo dục Toán học, có chú ý đến những đặc điểm cụ thể của bộ môn hình học và trình độ nhận thức của học sinh phổ thông. Mục đích của việc dạy và học Toán theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn liên quan chặt chẽ, phụ thuộc và phục vụ cho việc thực hiện các mục đích dạy học Toán ở nhà trường. Có ý nghĩa ứng dụng rõ rệt, thông qua quá trình rèn luyện cho học sinh khả năng và ý thức sẵn sàng ứng dụng Toán học vào thực tiễn, đồng thời góp phần tích cực để thực hiện tốt và toàn diện các nhiệm vụ dạy học Toán ở trường trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

- Tính khả thi của biện pháp được hiểu là khả năng thực hiện được, áp dụng được vào thực tế dạy học. Tính khả thi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

Chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học và quỹ thời gian thực hiện, khả năng và trình độ thực hiện của giáo viên, sự tương hợp giữa các nội dung thực tiễn chứa đựng trong các bài tập,… Đặc biệt tính khả thi này phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận thức chung và thái độ học tập của học sinh.

- Tính hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn được hiểu là sự nắm vững các kiến thức cơ bản của bài học, là sự thành thạo của học sinh trong việc vận dụng để xử lý các vấn đề đặt ra trong thực tiễn (trong học tập, lao động sản xuất và trong đời sống). Muốn vậy, những tình huống thực tiễn phải đơn giản, gần gũi, quen thuộc với học sinh. Vì vậy khi lên hệ với thực tiễn cần phải chọn lọc những vấn đề là những tình huống bám sát sách giáo khoa và kết hợp với vốn kinh nghiệm sẵn có của học sinh trong đời sống, lao động sản xuất. Những tình huống đó phải là những tình huống xuất hiện trong thực tế, chúng sẽ giúp tạo ra một bức tranh sinh động về bài học giúp học sinh có thể cảm thụ tốt nội dung bài học trên cơ sở niềm vui, hứng thú học tập của học sinh.

Việc xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông phải đảm bảo chú ý đến tính mục đích, tính khả thi, tính hiệu quả của vấn đề.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hình học vào thực tiễn cho học sinh trung học phổ thông (Trang 39 - 40)