Các giải pháp chính bao gồm giảm chi phí nguyên liệu trong dự trữ và quá trình sản xuất ( dự trữ hợp lý nguyên vật liệu, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu vào sản xuất, quản trị chặt chẽ chi phí ở tất cả các lĩnh vực hoạt động) và khai thác triệt để công suất hiện có của các máy móc thiết bị cũ. Hiện tại máy móc thiết bị của công ty hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu và đã đi vào giai đoạn xuống cấp cần phải sửa chữa, nâng cấp. Máy móc cũ như vậy sẽ ảnh hưởng tới năng suất lao động và chi phí cấu thành sản phẩm. Vì thế, trước mắt, công ty nên tận dụng tối đa công suất của cỏc mỏy hiện có , và có kế hoạch sắp xếp, chủ động thay mới.
Đổi mới công nghệ cũng sẽ tạo ra bước ngoặt trong quản trị hang tồn kho. Công nghệ hiện đại, cơ giới hóa thay thế cho công nghệ thâm dụng nhân lực sẽ giảm bớt sức ép về nguồn nhân lực mùa vụ không đảm bảo vốn là yếu điểm của ngành xây dựng. Nó sẽ nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm, giảm chi phí nguyên vật liệu, rút ngắn thời gian thi công, vì thế tác động tích cực tới hiệu quả sử dụng hàng tồn kho nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của công ty nói chung.
Trong doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là công ty hoạt động trong ngành xây dựng, thì hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động, tài sản lưu động lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản. Do đó,
hiệu quả sử dụng hàng tồn kho có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Các biện pháp để quản trị để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty bao gồm: