Lập ngân sách tiền mặt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp (Trang 77 - 78)

Từ dự toán và bản tiến độ thi công từng dự án có thể xây dựng một ngân sách tiền mặt cho từng dự án, Công ty phải dự kiến nguồn và tiền mặt cho cả Công ty trong tương lai. Những dự kiến này nhằm hai mục đích:

- Thứ nhất cho thấy nhu cầu tiền mặt trong tương lai, giúp công ty có định hướng dự trữ đủ lượng tiền mặt cần thiết, không lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, hoặc là phải huy động tiền từ những nguồn có chi phí cao để bù đắp.

- Tứ hai, dự kiến dòng tiền mặt cung cấp một cách chuẩn mực để đánh giá thành quả hoạt động sau này. Bởi dòng tiền mà doanh nghiệp quan tâm hơn là dòng tiền tài chính chứ không phải là dòng tiền kế toán. Doanh thu, trước khi trở thành tiền mặt, nó cũn nằm ở dạng các khoản phải thu, do có một độ trễ. Dòng tiền mặt sẽ đến từ các khoản phải thu này.

Công ty theo dõi thời gian trung bình các khoản khách hàng thanh toán có thể dự đoán được tỷ lệ doanh thu hàng quý được chuyển thành tiền mặt ngay trong quý đó và phần có thể chuyển sang quý tiếp theo trong các khoản phải thu.

Khoản phải thu cuối kỳ = Khoản phải thu đầu kỳ+doanh thu –Tiền đã thu

Chuẩn bị ngân sách tiền mặt- dòng tiền chi ra: -Thanh toán các khoản phải trả

-Chi phí trả bằng tiền -Chi tiêu vốn

-Thanh toán thuế, lãi vay

Dòng tiền thu vào dự kiến= Nguồn tiền mặt – sử dụng tiền mặt

Công ty cần cân đối số dư tiền mặt, không cho phép tiến quá gần bờ vực, lập một số dư tiền mặt hoạt động tối thiểu để chuẩn bị cho những khoản chi ngoài dự kiến. Tiếp đó là triển khai kế hoạch tài trợ ngắn hạn cho những nhu cầu dự kiến một cách kinh tế nhất có thể.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w