- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thông qua các hình thức khuyến khích khách hàng trả nợ sớm như dùng hình thức chiết khấu ( chiết khấu số lượng, chiết khấu thương mại hay chiết khấu thanh toán) hoặc sử dụng phí hoa hồng.
- Quản trị các khoản phải thu chặt chẽ từ bước đấu thầu dự án đến khâu cuối cùng là đòi nợ.
3.2.3.1.Điều kiện nhận thầu dự án
Các khoản phải thu khiến doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên, nó lại là một biện pháp giúp tăng doanh số. Tín dụng thương mại cũn giỳp doanh nghiệp mở rộng quan hệ kinh doanh, và gắn bó giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, công ty hoạt động trong ngành xây dựng, ngành mà việc doanh nghiệp phải bỏ vốn ra thi công và chỉ nhận thanh toán khi nghiệm thu công trình trở thành một “tất yếu”. Cân bằng lợi ích giữa doanh số và chi phí cho khoản vốn bị chiếm dụng là nhiệm vụ chính để nâng cao hiệu quả sử dụng các
khoản phải thu.
Như đã phân tích trong chương hai, công ty quản lý các khoản phải thu khá tốt. Tuy vậy, công ty vẫn có thể nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu của mỡnh lờn hơn nữa thông qua các chính sách:
- Đối với những hợp đồng tư vấn, thiết kế dự án có giá trị lớn hơn 1 tỷ đồng, công ty nên yêu cầu thanh toán theo tiến độ công việc.
+ Đối với hợp đồng tư vấn, thiết kế dự án, công ty yêu cầu thanh toán 30% ngay sau khi hoàn tất việc tìm hiểu thực tiễn., 30% nữa khi đệ trình bản báo cáo và phần còn lại 40% khi dự thảo hoàn tất.
+ Đối với các hợp đồng thi công dự án, công ty yêu cầu ứng trước 20% ngay sau khi ký kết hợp đồng, 50% nữa sau khi hoàn thành các hạng mục của dự án, và 30% sau khi nghiệm thu bàn giao dự án.
- Đối với những hợp đồng tư vấn, thi công một dự án có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng, công ty có thể để chủ đầu tư trả tiền sau khi hoàn thành dự án.
3.2.3.2.Chính sách thu nợ
Công ty theo dõi các khoản nợ quá hạn bằng cách lập ra một bản kê thời gian quá hạn của các khoản phải thu.
Khi một khách hàng chậm thanh toán, công ty gửi một bảng sao kê tài sản (hồ sơ quyết toán). Tiếp theo đó là sử dụng thư tín hoặc điện thoại nhắc nợ ngày càng thúc bách hơn. Điều này đòi hỏi sự tế nhị và óc phán đoán. Công ty phải cứng rắn với những khách hàng thực sự không muốn trả nợ, nhưng không nên làm mất lòng một khách hàng tốt bằng các bức thư thúc giục trả tiền vì một tấm sộc bị trì hoãn. Giải quyết mâu thuẫn này bằng cách xây dựng thời gian các khoản phải thu hợp lý.
pháp cho các vướng mắc trên.
Nếu các biện pháp đòi nợ “dõn sự” không có hiệu quả, công ty có thể nhờ đến pháp luật can thiệp. Tuy nhiên, biện pháp này thường ít khi sử dụng, bởi nếu khách hàng thực sự không có khả năng trả nợ, có kiện ra tòa thì họ cũng không cũn gỡ để trả, mà bản thân công ty lại mất thêm khoản án phí. Do đó , công tác thẩm định dự án, và uy tín của khách hàng là khâu quan trọng nhất, giúp công ty tránh được những rủi ro.