Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Lê Văn Sỹ (Trang 66 - 94)

tại đó trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ACB- LVS.

3.3.5.1 Những mặt đạt được:

Doanh số cho vay của ACB- LVS tăng qua các năm, do đó đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường. Doanh số cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước.

Mặc dù năm 2009 nền kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên nên dư nợ TDCN tại ACB-LVS vẫn tăng trưởng một cách đều đặn.

Quy trình tín dụng rõ ràng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch giữa khách hàng và nhân viên tín dụng.

Một đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân – PFC chuyên môn cao, thái độ phục vụ và tư vấn khách hàng tốt. Đội ngũ PFC chăm sóc khách hàng chu đáo, thường xuyên cung cấp những chương trình, sản phẩm mới, làm hài lòng khách hàng khi giao dịch cũng như vay vốn tại ACB. Nhờ vào đội ngũ nhân viên lịch sự, trình độ chuyên môn nghiêp vụ cao, có kinh nghiệm này mà chi nhánh đã tạo được sự tin tưởng của khách hàng, từ đó thu hút lượng khách hàng đến với mình.

Nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Ban lãnh đạo của chi nhánh mà hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng của ngân hàng đã đi vào nề nếp và mang lại cho ngân hàng lợi nhuận khá cao, góp phần tích lũy tăng vốn tự có và các quỹ khác.

3.3.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động TDCN tại ACB-LVS: tại ACB-LVS:

Về phía ngân hàng:

- Lãi suất cho vay khá cao:

Để đảm bảo mức lợi nhuận sẽ đạt được vào cuối năm và lãi suất trần của NHNN nên lãi suất cho vay năm 2009 của ACB so với các ngân hàng khác trên

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 56

cùng địa bàn tương đối cao (18%), gây khó khăn cho nhân viên trong công tác tiếp thị và tư vấn sản phẩm đến khách hàng. Mặt khác, lãi suất được coi như giá cả cho việc sử dụng vốn nhưng khách hàng lại không được quyền trả giá, mà mức lãi suất thường lại do ngân hàng ấn định. Trong một số trường hợp vẫn có áp dụng lãi suất thỏa thuận và các mức giảm lãi suất, nhưng mức giảm đó không đáng kể và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số tiền vay phải khá lớn, khách hàng có mối quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng, quyền quyết định của trưởng đơn vị. Như một khách hàng cũ thuộc nhóm cấp tín dụng bình thường, vay số tiền 15 tỷ đồng, được giám đốc phê duyệt giảm lãi suất thì mức giảm cao nhất áp dụng cho người này sẽ là 2.1%, vậy với mức lãi suất cho vay còn 15.9%/năm thì vẫn cao so với lãi suất vay tại một số ngân hàng khác ( BIDV lãi suất vay 15% chưa có phí).

- Thời hạn cho vay ngắn:

Năm 2009, để đảm bảo độ an toàn và thu hồi vốn vay nhanh chóng nên thời hạn cho vay của các sản phẩm tín dụng cá nhân ở ACB đều rút ngắn lại so với trước. Chính vì vậy mà so với các ngân hàng khác ( kể cả ngân hàng nhà nước và TMCP), thời hạn cho vay ở ACB trong hầu hết các sản phẩm đều có phần ngắn hơn. Điều này đã làm cho số tiền gốc khách hàng trả hàng tháng cao, chiếm phần lớn thu nhập của họ. Bên cạnh đó mức cho vay tại ACB-LVS được xác định dựa trên nguồn thu nhập, khả năng trả nợ của khách hàng. Thu nhập không đổi nhưng số tiền trả hàng tháng tăng lên dẫn đến nhiều khách hàng không có khả năng vay hoặc chỉ vay được một số lượng nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu.

- Nhóm sản phẩm cho vay phân bố không đều:

Trong những năm gần đây, chi nhánh Lê Văn Sỹ chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay hai sản phẩm chính là cho vay mua nhà và cho vay sản xuất kinh doanh. Vì hai sản phẩm này mang đến lợi nhuận cao và lượng khách hàng vay nhiều, nhu cầu vay lớn… Do vậy mà từ năm 2008, khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 57

khủng hoảng kinh tế thế giới, bất động sản đóng băng, lãi suất cho vay tăng cao từ 10.5% lên 21% đã tác động trực tiếp lên 2 sản phẩm này. Điều đó đã làm cho người dân mất khả năng chi trả do lãi suất tăng, bất động sản đầu tư bị chôn vốn do không bán được…dẫn đến dư nợ tăng cao, chi nhánh không còn hạn mức ở năm 2009.

- Công tác thẩm định khách hàng còn nhiều thiếu sót:

Nhân viên tín dụng chỉ tìm hiểu khách hàng thông qua những thông tin mà khách hàng cung cấp từ việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng mà không tìm hiểu thêm những thông tin từ phía ngân hàng đối thủ cạnh tranh hay bạn hàng của khách hàng để xác minh lại độ chính xác của những thông tin đó. Vì việc thu thập những thông tin này thường rất khó khăn và mất khá nhiều thời gian. Do đó sẽ có nhiều trường hợp khách hàng cung cấp những thông tin không chính xác, hay thường ghi nhận doanh thu cao và chi phí thấp để có lợi cho họ. Hiện nay, tại ACB- LVS một trong những hồ sơ vay vốn khách hàng phải nộp là giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập. Đó có thể là giấy xác nhận lương, bảng lương, báo cáo tài chính, hóa đơn bán hàng, biên lai thu tiền, sổ ghi chép…. Khi cho vay những hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì việc ghi nhận doanh thu ảo thông qua các loại giấy tờ này có thể xảy ra để họ có thể vay được số tiền lớn, do đó các nhân viên PFC hay C/A khó có thể xác minh được độ chính xác của những thông tin đó. Chính vì vậy dễ dẫn đến tình trạng đưa ra quyết định sai lầm của nhân viên tín dụng.

- Quyết định mức cho vay dựa trên nguồn thu nhập và tài sản đảm bảo gây khó khăn cho khách hàng:

Trong giai đoạn hiện nay, do nợ xấu tăng cao, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, thì việc quyết định mức cho vay phụ thuộc vào thu nhập còn lại của người dân sau khi trừ tỷ lệ sinh hoạt phí, người phụ thuộc, phí rủi ro 3 triệu sẽ mang lại tính an toàn cao cho ngân

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 58

hàng nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng rất lớn trong việc mở rộng hoạt động tín dụng do số tiền còn lại để khách hàng có thể trang trải cho việc trả nợ không cao, dẫn đến số tiền vay được nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu. Ngoài việc dựa trên nguồn thu nhập thì tài sản đảm bảo chính là điều kiện thứ 2 để xem xét mức cho vay ( trừ cho vay tín chấp). Nhưng nó chỉ được xem là nguồn trả nợ cuối cùng khi khách hàng không còn có khả năng thanh toán, và cũng là nguồn trả nợ mà ngân hàng không mong muốn. Một cá nhân có nhu cầu vay, đáp ứng được các điều kiện do ACB-LVS đưa ra, uy tín tốt, đặc biệt là nguồn tài chính tốt đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng nhưng vì không có tài sản đảm bảo hay tài sản đảm bảo bị định giá thấp hơn so với khoản vay thì nhu cầu vốn của họ cũng không được thỏa mãn. Hay một cá nhân khác có nguồn thu nhập cao nhưng không có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập đó thì dù tài sản đảm bảo có lớn đến đâu thì họ vẫn không thể vay được. Vì vậy quá coi trọng vào giấy tờ xác minh thu nhập hay tài sản đảm bảo sẽ làm cho chi nhánh có thể bỏ qua những khoản vay tốt mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

- Định giá tài sản đảm bảo thấp hơn so với thị trường:

Hiện nay ACB đã thành lập một công ty riêng biệt nhằm phục vụ cho việc thẩm định TSĐB, mục đích nhằm rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ và tạo tính khách quan trong việc giải quyết hồ sơ vay vốn. Đây cũng là một nét mới khác biệt so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên ACB lại luôn định giá tài sản quá thấp so với giá trị thật của nó ( khoảng 60 - 70% giá trị thị trường) để đảm bảo độ an toàn, hạn chế rủi ro thanh khoản khi khách hàng không có khả năng trả nợ và phải sử dụng đến tài sản đảm bảo. Nhưng như ta đã biết ngân hàng cho vay căn cứ vào giá trị tài sản đảm bảo, do vậy việc định giá thấp so với giá trị thật của nó làm ảnh hưởng đến số tiền vay của khách hàng, dẫn đến nhu cầu vay của khách hàng không được thỏa mãn. Hơn nữa tỉ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 59

không cao ( tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo) càng làm giảm số tiền vay của khách hàng. Chính vì những lý do này mà lượng khách hàng tìm đến ACB nói chung và ACB –LVS nói riêng có thể bị giảm đi.

- Đối với sản phẩm cho vay tín chấp còn gặp nhiều khó khăn:

Từ năm 2003, ACB đã cho ra đời sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp để đáp ứng nhu cầu vay vốn của những cá nhân không có tài sản đảm bảo. Đây là một sản phẩm có độ rủi ro cao, do vậy các điều kiện cho vay dành cho sản phẩm này có phần chi tiết và rõ ràng hơn. Đối tượng cho vay của sản phẩm này là cán bộ công nhân viên, cán bộ quản lý làm việc tại các công ty có uy tín, lịch sử trả nợ tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, người vay phải có thu nhập đảm bảo trên 6 triệu/ tháng, làm việc trên 6 tháng tại công ty, có hộ khẩu thành phố, thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng... Chính vì khá nhiều thủ tục điều kiện phức tạp, mức cho vay thấp, mức thu nhập tối thiểu được yêu cầu khá cao (trung bình thu nhập trên 8 triệu và không có người phụ thuộc mới có khả năng vay sản phẩm này ở 1 số tiền khoảng 50 triệu và thời hạn vay là 7 năm) nên sản phẩm cho vay tín chấp vẫn chưa thực sự làm thỏa mãn nhu cầu vay của khách hàng cá nhân trên địa bàn. Ngoài ra khi nền kinh tế ở trong giai đoạn khó khăn như hiện nay thì ngân hàng càng đưa ra những chính sách, quyết định cho vay với điều kiện vay khắt khe hơn ( trước kia chỉ cần thu nhập hơn 5 triệu…) đã làm cho nhu cầu vay cũng như lượng khách hàng có thể vay được giảm đi đáng kể. Do vậy mà tỷ lệ dư nợ sản phẩm này ngày càng chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quá trình phê duyệt hồ sơ gặp khó khăn do không có hạn mức:

Năm 2009, chi nhánh Lê Văn Sỹ không có hạn mức, vì năm 2009 vừa rồi, nợ xấu tại chi nhánh tăng cao so với các năm trước, và không có hạn mức, nên

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 60

quá trình tín dụng cũng gặp khó khăn. Bởi lẽ, nếu chi nhánh có 1 hạn mức cụ thể, thì chi nhánh có thể tự mình quyết định cho vay hay không cho vay đối với những khoản vay nằm trong hạn mức đó. Nhưng vì không có hạn mức, nên trong năm 2009 vừa qua, cán bộ tín dụng khó khăn trong làm việc, đó là bất cứ hồ sơ nào khi làm tờ trình xong, phải mang đi trình với Ban khu vực hay Hội sở. Nếu số tiền vay nằm trong khoản Ban khu vực giải quyết thì Ban khu vực sẽ giải quyết, nếu cao hơn thì Hội sở sẽ giải quyết. Đó là khó khăn hay hạn chế tại chi nhánh, tốn thời gian mà lại không chủ động trong quá trình phê duyệt tín dụng.

- Nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng đóng trên cùng một địa bàn:

Một hạn chế và khó khăn của chi nhánh nữa đó là có khá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác cũng như ACB đóng trên địa bàn. Đối với những khách hàng cũ, đã từng giao dịch với chi nhánh, thì họ có thể sẽ ở lại giao dịch với chúng ta, nhưng đối với những khách hàng mới, thường họ có ý nghĩ rằng, cùng một ngân hàng thì chi nhánh hay phòng giao dịch nào cũng như nhau, nơi nào gần là mình giao dịch...Vì vậy, nên khách hàng thường giao dịch và có mối quan hệ tốt với ngân hàng ở gần hơn. Đây là một vấn đề khó khăn cho chi nhánh về khả năng cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng với các chi nhánh, phòng giao dịch khác.

- Tinh thần đoàn kết của nhân viên trong chi nhánh thấp:

Năm 2006 và 2007 chi nhánh đều được nhận bằng khen là chi nhánh xuất sắc, tuy nhiên từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế bước vào thời kỳ khó khăn, các điều kiện cho vay thì ngày càng khắt khe hơn, nhưng chi nhánh vẫn phải cố gắng để đạt được mức lợi nhuận đề ra. Với áp lực chạy theo doanh số đè nặng trong khi tình hình cho vay gặp nhiều khó khăn đã làm cho nhân viên ở chi nhánh chỉ còn biết quan tâm đến làm thế nào hoàn thành chỉ tiêu của cá nhân mà quên đi

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 61

tập thể, dần dần họ trở nên xa cách hơn, và tinh thần đoàn kết, tính thân mật, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công việc ở chi nhánh giảm đi rõ rệt, và kết quả là trong 2 năm trở lại đây chi nhánh không còn được đánh giá cao và có tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống ngân hàng Á Châu.

Về phía khách hàng:

Khách hàng chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ tài chính của ngân hàng, chưa thật sự hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Khi có nhu cầu tài chính phát sinh, người dân thường nghĩ đến việc vay mượn người thân trong gia đình nhiều hơn, vì họ lo ngại các thủ tục, giấy tờ, điều kiện phức tạp trong cho vay và lãi suất vay ngân hàng cũng khá cao. Chính vì những lý do này mà ACB gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng.

Một số khách hàng khi tìm đến ngân hàng giao dịch vẫn chưa có sự phối hợp trong việc cung cấp thông tin, hoặc thông tin khách hàng cung cấp chưa đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy. Nguyên nhân là do khách hàng chưa nhận thức được tầm quan trọng của những thông tin này, hoặc cố tình che giấu thông tin để có lợi cho mình. Điều này đã gây khó khăn cho nhân viên tín dụng trong công tác thẩm định, làm kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng.

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 62

CHƯƠNG 4:

GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HAØNG TMCP Á CHÂU–CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ 4.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân.

4.2 Giải pháp nhằm phát triển hoạt động TDCN tại ACB.

4.2.1 Hoàn thiện các sản phẩm cho vay cá nhân.

4.2.2 Thu hút khách hàng mới và giữ vững khách hàng cũ.

4.2.3 Hoàn thiện các chính sách thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu, điều tra các yếu tố có liên quan tới TDCN. tra các yếu tố có liên quan tới TDCN.

4.2.4 Chính sách về định giá tài sản đảm bảo.

4.2.5 Tìm cách xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi hợp lý. 4.2.6 Hoàn thiện quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng. 4.2.6 Hoàn thiện quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng. 4.2.7 Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. 4.2.8 Tạo môi trường làm việc tốt, lương thưởng hợp lý. 4.2.9 Hoàn thiện cơ sở vật chất, hệ thống thông tin. 4.2.10Đẩy mạnh hoạt động Marketing.

4.3 Kiến nghị đối với ngân hàng.

4.3.1 Về phía ngân hàng TMCP Á Châu. 4.3.2 Về phía ACB chi nhánh Lê Văn Sỹ. 4.3.2 Về phía ACB chi nhánh Lê Văn Sỹ.

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 63

4.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân trong

thời gian tới.

Với mục tiêu trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ACB tiếp tục phát triển song

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Lê Văn Sỹ (Trang 66 - 94)