Tỷ lệ nợ quá hạn trong tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Lê Văn Sỹ (Trang 63 - 66)

Khi đến kì hạn trả nợ gốc và lãi, nếu khách hàng vay trả không đúng hạn và không được điều chỉnh kì hạn nợ vay hoặc không được gia hạn nợ thì ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ số nợ còn lại sang nợ quá hạn. Đây là một yếu tố luôn được quan tâm khi xem xét hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo quyết định 493/NHNN, nợ được chia làm 5 nhóm:

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 53

- Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá thu hồi gốc và lãi đúng hạn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày.

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, và nợ cơ cấu lại thời hạn dưới 90 ngày, được đánh giá có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, gồm nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, và nợ cơ cấu lại thời hạn dưới 180 ngày, được đánh giá có khả năng tổn thất cao. - Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, và nợ khoanh chờ chính phủ xử lý, được đánh giá không có khả năng thu hồi vốn.

Theo sự phân chia các nhóm nợ trên thì nợ xấu là những khoản nợ nằm từ nhóm 3 đến nhóm 5. Nếu coi việc cho vay là mặt tích cực thì nợ quá hạn và nợ xấu sẽ là mặt trái để cho ta cái nhìn toàn diện về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây cũng là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định khách hàng của nhân viên tín dụng tại ACB-LVS.

Bảng 3.9: Tỷ lệ nợ quá hạn TDCN ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Nợ quá hạn TDCN 2.518 4.508 5.950 Nợï xấu TDCN 0.128 0.232 0.925 Tổng dư nợ TDCN 221.084 265.352 313.232 Tỉ lệ nợ quá hạn TDCN/Tổng dư nợ TDCN 1.14% 1.70% 1.90% Tỉ lệ nợ xấu TDCN/Tổng dư nợ TDCN 0.058% 0.087% 0.295%

Nguồn: Báo cáo tổng kết ACB-LVS

Từ bảng 3.9 ta thấy nợ quá hạn CVCN trên tổng dư nợ CVCN biến động tăng qua các năm, ở năm 2007 tỷ lệ này là 1.14%, sang năm 2008 là 1.70% và

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 54

đến năm 2009 là 1.90%. Tỷ lệ nợ xấu CVCN trên tổng dư nợ CVCN cũng có xu hướng tăng năm 2007 là 0.058%, năm 2008 là 0.087%, đến năm 2009 tăng đột biến lên 0.295%. Với phương châm cẩn trọng và bền vững thể hiện trong mọi chủ trương, chính sách, quy chế quyết định xử lý nghiệp vụ của các cấp quản lý điều hành, mỗi cán bộ trong toàn hệ thống luôn ý thức được tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, do vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu của ACB-LVS năm 2007 tương đối thấp trong khi tốc độ tăng trưởng cao, và năm 2007 chi nhánh đã được ban tặng bằng khen “ Đạt thành tích xuất sắc năm 2007”. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 tình hình kinh tế trở nên bất ổn, khủng hoảng kinh tế đã làm cho thu nhập của người dân bị ảnh hưởng. Mặt khác do chi nhánh cho vay tập trung vào một số sản phẩm như cho vay mua nhà ởø, nền nhà, sản xuất kinh doanh… nên khi kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng, lãi suất có giai đoạn tăng từ 10.5% lên 21%/ năm đã làm cho khách hàng mất khả năng trả nợ, dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu của năm 2008 và 2009 tăng đáng kể. Chính vì nợ xấu bắt đầu tăng từ năm 2008 đã làm cho chi nhánh không còn hạn mức trong 2009, và tiếp tục ở năm 2010.

Biểu 3.10: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

SVTH: Đinh Thị Thanh Thảo 55

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Lê Văn Sỹ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)