Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế thời kỳ hội nhập

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp (Trang 63 - 82)

Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2008 – 2011 kinh tế thế gới biến động mạnh với những biến đổi khó dự báo trước và tiềm ẩn đầy rủi ro. Thị trường tài chính và giá cả biến động mạnh, khó lường, cụ thể là tình hình lạm phát tăng cao thời điểm cuối năm 2009 đầu năm 2010, tình hình kinh tế trong nước biến đổi, giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường nhiều đột biến có thời điểm lên đến 3.000 đồng/lít đến nay đã qua nhiều lần điều chỉnh giá, giá điện tăng 15% đã kéo theo sự leo thang của tất cả mặt hàng khác, lãi suất ngân hàng tăng kỷ lục có lúc tăng đến 20%/năm. Việc giá cả và lãi suất ngân hàng tăng đã làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của công ty. Các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất cao sẽ đẩy chi phí sử dụng vốn tăng lên, điều này khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn nếu hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Bước vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định; kinh tế-xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trưởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nước, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010, tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Tổng sản phẩm trong nước tăng đều trong cả ba khu vực và một lần nữa lại thể hiện rõ tính trụ đỡ của khu vực sản xuất

nông, lâm nghiệp và thủy sản. So với cùng kỳ năm trước, tổng sản phẩm trong nước quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm. Kết quả trên khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành và chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.

Chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010. Tháng Mười Hai là tháng thứ năm liên tiếp trong năm nay có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn 1%. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, các nhóm có chỉ số giá tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,86%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% (Lương thực tăng 1,40%; thực phẩm tăng 0,49%); Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,68%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,51%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,35%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,24%; giao thông tăng 0,16%; giáo dục tăng 0,05%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,09%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010.

Chỉ số giá vàng tháng 12/2011 giảm 0,97% so với tháng trước; tăng 24,09% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2011 tăng 0,02% so với tháng trước; tăng 2,24% so với cùng kỳ năm 2010.

Bước vào năm 2012, do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đạt mức thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Ở trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới đã ảnh

hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Lạm phát, lãi suất ở mức cao. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng. Vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện đồng bộ, chủ động và tích cực các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Chính phủ nên kinh tế nước ta những tháng gần đây bước đầu có sự chuyển biến tích cực.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4,00%; quý II tăng 4,66%. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế sáu tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,81%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,81%, đóng góp 1,55 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,57%, đóng góp 2,35 điểm phần trăm. Mức tăng trưởng cả ba khu vực sáu tháng đầu năm nay đều thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2011 (Tăng trưởng của ba khu vực sáu tháng đầu năm 2011 lần lượt là 3,89%, 5,78% và 6,21%). Trong tổng sản phẩm trong nước sáu tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,13%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,26%; khu vực dịch vụ chiếm 37,61%.

Tăng trưởng kinh tế sáu tháng đầu năm nay đạt mức thấp do nhiều ngành, lĩnh vực gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng kết quả tăng thấp. Tuy nhiên, từ quý II nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: Giá trị tăng thêm của khu vực này quý I năm nay chỉ tăng 2,94% so với cùng kỳ năm trước, sang quý II đã tăng lên 4,52%, trong đó công nghiệp tăng từ 4,03% lên 5,40%.

Chỉ số giá tiêu dùng sáu tháng đầu năm biến động theo hướng tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2012 đã giảm 0,26% so với tháng trước và ba tháng liên tiếp trước đó chỉ tăng thấp ở mức dưới 0,2% theo hướng mức tăng giảm dần. Đây là tháng đầu tiên CPI giảm sau 38 tháng tăng liên tục. Trong chín năm qua, đây là lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu giảm so với tháng trước. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có

chỉ số giá giảm là: Giao thông giảm 1,64%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,21%; văn hoá giải trí và du lịch giảm 0,27%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23% (lương thực giảm 0,78%; thực phẩm giảm 0,31%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,6%); bưu chính viễn thông giảm 0,02%. Các nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,62%; nhóm thiết bị, đồ dùng gia đình và nhóm thuốc và dịch vụ y tế cùng tăng 0,46%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,33%; giáo dục tăng 0,1%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2012 tăng 2,52% so với tháng 12/2011; tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân sáu tháng đầu năm 2012 tăng 12,2% so với bình quân cùng kỳ năm 2011.

Chỉ số giá vàng tháng 6/2012 giảm 2,03% so với tháng trước; giảm 7,51% so với tháng 12/2011 và tăng 9,12% so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2012 tăng 0,2% so với tháng trước; giảm 0,8% so với tháng 12/2011 và tăng 1,18% so với cùng kỳ năm 2011

3.1.2. Định hướng phát trin ca Công ty C phn tài chính và Phát trin doanh nghip.

Với khoảng thời gian thành lập chưa dài và sự thăng trầm của của thời gian, Công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp đã đạt được một số thành tựu đáng kể, từng bước khẳng định vị thế của mình trong các lĩnh vực xây dựng, đầu tư bất động sản và tài chính. Với kết quả đạt được, Công ty đã xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc, thuận lợi trong tương lai. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của các đối thủ, công ty phải xác định nỗ lực không ngừng để phát huy thế mạnh sẵn có, khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh để có những bước tiến xa hơn trong tương lai.

Mục tiêu Trở thành nhà thầu đẳng cấp đủ điều kiện và trình độ đấu thầu các gói thầu Quốc tế, xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật đủ mạnh để nâng cao tỷ lệ các công trình tổng thầu thiết kế và thi công.

Đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, trước mặt nắm bắt cơ hội trở thành nhà đầu tư kinh doanh bất động sản và một số lĩnh vực khác khi thời cơ xuất hiện.

Định hướng nhiệm đến năm 2017: Xây dựng Công ty Công ty Cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp thành doanh nghiệp đa ngành, không ngừng nâng cao công nghệ khoa học kỹ thuật trong xây dựng dân dụng và công nghiệp để thi công được các công trinh hiện đại, cao tầng. Đẩy mạnh đầu tư để trở thành nhà kinh doanh bất động sản lớn. Không ngừng nâng cao đời sống người lao động về mọi mặt.

Công ty xây dựng bảng kế hoạch chỉ tiêu giai đoạn 2013 - 2017

Bng 3.1. Định hướng phát trin Công ty giai đon 2013 - 2017

ĐVT: 1.000 đồng

STT Ch tiêu Giá tr

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.200.000.000 2 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 550.000.000

3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.800.000

4 Lợi nhuận sau thuế 450.000.000

5 Nộp ngân sách 65.500.000

6 Thu nhập bình quân 10.000

7 Tổng quỹ lương 350.000.000

Để đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài đó, một trong những phương hướng chủ yếu mà công ty xác định hiện nay cũng như trong thời gian tới là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong đó nâng cao hiệu quả huy động vốn được xem là trọng tâm và là bước đi quyết định.

Các bin pháp thc hin

Kiện toàn bộ máy quản lý và quy trình quản lý của Công ty, với phương châm giao việc đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi. Nhận thức được vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, công ty sẽ chú trọng đi sâu vào hoàn thiện quy trình quản lý, nhằm phát huy tối ưu hiệu quả của bộ phận này, đồng thời quy trách nhiệm rõ ràng đối với từng cá nhân cụ thể, tránh quy trách nhiệm chung chung.

Tăng cường công tác đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu và quản lý dự án, quản lý tài chính, của cán bộ tham gia các khoá đào tạo kỹ sư tư vấn thiết

kế, tư vấn giám sát, tổ chức các lớp học ngoại ngữ ngoài giờ tại Công ty. Thu hút và khuyến khích nhân tài bằng các chính sách như nâng cao thu nhập, cổ phiếu thưởng, bán căn hộ trả góp…tạo nhiều có hội cho các cán bộ trẻ được thăng tiến. Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt đồng thời với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trí thức, công ty chủ trương nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, mặt khác cũng để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nên kinh tế với mong muốn tham gia các công trình quốc tế.

Triển khai việc điện tử hoá các khâu quản lý trong công ty, chú trọng việc nối mạng các công trình trọng điểm với công ty. Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công ty, việc hiện đại hoá kết nối mạng tới các công trường nhằm giúp nhà quản lý có thể theo dõi được tiến độ thi công các công trình cũng như kiểm soát được chất lượng thi công tốt hơn và phục vụ cho công tác hạch toán.

Tăng cường công tác tiếp thị và thu thập thông tin để tìm các cơ hội đầu tư bất động sản, đầu tư với nhiều hình thức linh hoạt như: tự đầu tư, liên doanh, liên kết. Thực hiện hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực nhằm nâng cao hiệu quả của các Dự án. Tiếp tục nghiên cứu đầu tư các dự án và căn hộ cao cấp cho thuê, khu đô thị mới, khu Công nghiệp tại Thành phố Hà Nội, tỉnh Phú Thọ, Phú Yên, Đà Nẵng và các tình thành phố khác có lợi thế.

Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội đầu tư vào các công ty khác thông qua sàn giao dịch chứng khoán và đầu tư cổ phần. Tiếp tục tham gia góp vốn vào các Dự án đầu tư của Tổng Công ty.

Phát hành cổ phiếu ra công chúng để thu hút vốn đầu tư, mỗi đợt phát hành được gắn với dự án đầu tư cụ thể để quản lý và phát huy hiệu quả vốn đầu tư và giữ lòng tin của cổ đông.

Tiếp tục việc đầu tư xe máy, thiết bị để tăng cường năng lực thi công xây lắp của Công ty. Đẩy mạnh việc sản xuất vật liệu xây dựng như Bê tông thương phẩm, các nhà máy sản xuất gạch nung…

3.1.3. Mc tiêu nâng cao hiu qu s dng vn ca công ty C phn tài chính và Phát trin doanh nghip

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được mục tiêu này thì nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Để làm được điều này, công ty cần:

Xác định nhu cầu vốn kinh doanh chính xác, đầy đủ kịp thời. Trên cơ sở quy mô kinh doanh, kế hoạch sản xuất của công ty để xác định nhu cầu vốn cố định và lưu động, tránh tình trạng dư thừa, lãng phí vốn dẫn tới không hiệu quả vốn bị ứng đọng hoặc tình trạng thiếu vốn gây căng thẳng về vốn.

Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn kinh doanh, công ty cần phải lựa chọn được cơ cấu và hình thức huy động vốn trên nguyên tắc cơ bản sau: khai thác triệt để nguồn vốn bên trong, nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán, tạo ra được hành lang tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính; tăng cường huy động vốn từ bên ngoài (ngân hàng, đối tác), để phát huy tác dụng đòn bẩy tài chính, chiếm dụng được vốn. Cơ cấu nguồn vốn phải được xây dựng hợp lý tránh tình trạng sử dụng quá nhiều vốn chủ sở hữu với chi phí sử dụng vốn cao hoặc sử dụng quá nhiều vốn vay sẽ gây rủi ro trong thanh toán.

Cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để có thể nắm bắt được tình hình biến động về giá trị cũng như cơ cấu tài sản nhằm hạn chế sự mất mát thất thoát tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo vốn kinh doanh được bảo toàn về mặt hiện vật

Cần xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong đơn vị kinh doanh để đảm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp (Trang 63 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)