Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp (Trang 27 - 33)

Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mục đích cao nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được điều này các doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có đặc biệt là nguồn lực vốn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đánh giá đúng đắn hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh, thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn. Để làm tốt điều này chúng ta cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Về cơ bản các nhân tố này có thể được chia thành các nhóm sau:

Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: thời tiết, khí hậu, môi trường, đất, khoáng sản… Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên và chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện tự nhiên. Nếu điều kiện tự nhiên tốt và thuận lợi thì sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, mở rộng sản xuất kinh doanh, ngược lại thiên tai, lũ lụt lại là nhân tố gây nên mất mùa hoặc giảm sản lượng trong nông nghiệp. Vì vậy chúng ta cần phải biết khai thác, sử dụng và tái tạo các nguồn lực tự nhiên một cách khoa học và hợp lý.

Môi trường kinh tế

Đây là yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, nó bao gồm các nhân tố: tốc độ phát triển của nền kinh tế, các chính sách của Nhà nước, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, các chính sách về tỷ giá, thuế…Các yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế rơi vào lạm phát một ngân hàng TW phải có chính sách hút tiền vào trong lưu thông để kiểm soát lạm phát, như vậy số lượng tiền giảm xuống, lãi suất tiền vay sẽ cao làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay. Đối với các nước có nền kinh tế mở thì biến động của thị trường thương mại và thị trường tài chính quốc tế sẽ tác động trực tiếp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá trình hội nhập làm cho các nước, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư hơn nhưng đồng thời cũng găp nhiều rủi ro hơn. Điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thời gian vừa qua mà nguyên nhân là do cho vay dưới chuẩn ở Mỹ đã làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.

Môi trường chính trị, pháp lý

Là hệ thống các chủ trường, chính sách, hệ thống pháp luật do Nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định pháp luật về thuế, về lao động, bảo về môi trường, an toàn lao động... các quy định này trực tiếp và gián tiếp tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực ngành nghề được Nhà nước khuyến khích thì họ sẽ có điều kiện thuận lợi hơn so với những ngành nghề Nhà

nước hạn chế phát triển. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp được lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo pháp luật, Nhà nước tạo môi trường, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Chính vì vậy mà khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách điều hành của Nhà nước đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Nếu như các chính sách của Nhà nước hợp lý, đồng bộ, mang tính tích cực, cơ chế chặt chẽ, ổn định sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hoạt động kinh doanh, nền kinh tế sẽ phát triển. Ngược lại, khi đường lối chính sách không hợp lý sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các chính sách của Nhà nước, trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng đồng vốn một các có hiệu quả nhất.

Môi trường công nghệ

Môi trường khoa học công nghệ là sự tác động của nhân tố: tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phát minh phát kiến…Hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều phụ thuộc vào nhân tố này. Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên tiến tiếp tục ra đời tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ cho tất cả các ngành công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ tạo ra nhiều loại máy móc hiện đại, cho năng suất cao, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, nó sẽ khiến các máy móc hiện có của doanh ngiệp trở nên lạc hậu. So với công nghệ mới, công nghệ cũ đòi hỏi chỉ phí bỏ ra cao hơn nhưng lại đạt hiệu quả thấp hơn làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả sử dụng vốn giảm, vì vậy doanh nghiệp phải luôn chú trọng đầu tu, tiếp cận nhanh với công nghệ mới. Trong bối cảnh nền công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay và nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Môi trường cạnh tranh

Hoạt động trong nền kinh tế thị trừng, buộc doanh nghiêp phải đối mặt với cạnh tranh, cạnh tranh là động lực của sự phát triển, nó bắt các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng, đồng thời các doanh nghiệp phải có các biện pháp

tiết kiệm cho phí, hạ giá thành sản phảm. Cạnh tranh giúp đào thải các doanh nghiệp yếu kém, tuy nhiên nó cũng có mặt trái là nếu cạnh tranh quá ngay ngắt sẽ ảnh hưởng không tốt đên hoạt động của doanh nghiệp, làm giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu đầy đủ nhu cầu thị trường, từ đó chọn được những phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao nhất để phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn

Cung cầu thị trường

Có thể coi đây là một tác nhân trực tiếp và thực tế hiện nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nếu nhu cầu về sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới tăng, doanh nghiệp có điều kiện tăng sản lượng hàng hóa tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm của mình, tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Còn khi thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định như: khủng hoảng thừa, nhu cầu tiêu thụ giảm đột ngột mất uy tín của sản phẩm cùng loại…. làm cho sức mua trên thị trường giảm thì khả năng rủi ro của doanh nghiệp tăng. Như vậy việc dự đoán chính xác nhu cầu thị trường là yếu tố rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp xác định số lượng sản phẩm sản xuất ra.

1.3.3.2. Nhng nhân t ch quan

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi những nhân tố trên, bản thân nội tại doanh nghiệp cũng tồn tại các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Nhân tố chủ quan bao gồm tập hợp nhiều yếu tố tác động đến cả trong quá trình sản xuất lẫn kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đánh giá ảnh hưởng của nhóm nhân tố này người ta thường xem xét các nhân tố sau:

Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và chu kỳ sản xuất

Khi bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ban đầu doanh nghiệp nào cũng phải lựa chọn cho mình ngành nghề phù hợp nhất đồng thời cũng vạch ra một chiến lược kinh doanh để tồn tại phát triển. Sau khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải đi giải quyết các vấn đề sau:

Cần huy động bao nhiều vốn và huy động tư những nguồn nào, có đảm bảo lâu dài và an toàn không, chi phí huy động vốn là bảo nhiêu và doanh nghiệp phải lường tính trước một đồng vốn huy động được sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sau khi huy động được vốn doanh nghiệp cần phải xây dựng cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản, sản xuất thì cơ cấu vốn đòi hỏi phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định, còn nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì cơ cấu vốn lại nghiêng về tài sản lưu động. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó là nhân tố cơ bản giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm tổng thể các mục tiêu nhiệm vụ, chính sách trên các mặt thị trường, giá cả...chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh tốt sẽ là se kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược cũng là cách giúp doanhn nghiệp chủ động trước mọi biến cố thị trường cả đầu vào lẫn đầu ra của sản phẩm, nó giúp doanh nghiệp định hướng thị trường mục tiêu của mình, đồng thời nó còn là cơ sở quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp có kế hoạch vốn hợp lý.

Chu kỳ sản xuất là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại nếu chu kỳ dài, Doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là ứ động vốn và lãi trả các khoản vay hay các khoản phải trả.

Nhân tố con người

Con người là chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy nhân tố con người được thể hiện qua vai trò quản lý và người lao động.

Vai trò của người quản lý thể hiện thông qua khả năng kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất để tạo lợi nhuận kinh doanh cao, giảm thiểu những chi phí cho doanh nghiệp. Vai trò của người quản lý còn được thể hiện qua khả năng nắm bắt được các cơ hội kinh doanh và tận dụng nó sao cho có hiệu quả nhất. Như ta đã biết muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì phải xây dựng kế hoạch phân bổ hợp lý và có hiệu

quả. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư, chất lượng của công tác thẩm định có ảnh hưởng lớn đến quyết định của doanh nghiệp, việc lựa chọn không phù hợp và đầu tư vốn vào các lĩnh vực không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng vừa thừa vừa thiếu vốn, vốn bị ứ đọng, hao hụt mất mát làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, Muốn vây đội ngũ những người làm công tác thẩm định phải có trình độ chuyên môn cao.

Vai trò người lao động được thể hiện ở trình độ kinh tế cao, ý thức trách nghiệm, khả năng tìm tòi sáng tạo và lòng nhiệt tình công việc. Nếu hội tụ đủ yếu tố này, người lao động sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, hạn chế hao phí nguyên vật liệu, giữ gìn và bảo quản tốt tài sản, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó chính là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Quan hệ của doanh nghiệp

Bao gồm quan hệ với khách hàng và quan hệ với nhà cung cấp. Nếu doanh nghiệp xây dựng quan hệ với khách hàng tốt, thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ nhiều, như vậy là đầu ra của doanh nghiệp được đảm bảo tốt, quá trình sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra suôn sẻ, sảm phẩm sản xuất ra sẽ không bị ứ đọng mà được đưa ngay vào lưu thông, làm cho nguồn vốn trong doanh nghiệp không xảy ra tình trạng ứ đọng vốn, đồng vốn sẽ phát huy được hiệu quả tốt. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất ra một loại sản phẩm thì việc duy trì và mở rộng khách hàng ngày càng trở nên quan trọng. Quan hệ với nhà cung cấp cũng ảnh hưởng lớn đến nhịp độ sản xuất của doanh nghiệp, khi nguyên vật liệu được cung cấp đúng chất lượng và đầy đủ sẽ giúp quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Nếu vật tư được cung cấp thừa sẽ phải có chi phí lưu kho, bến bãi, bảo quản vật tư hàng hóa, dự trữ lâu ngày sẽ gây ra tình trạng hao hụt, mất mát kém phẩm chất. Còn nếu vật tư không được cung cấp đủ thì lại gây khó khăn trong sản xuất. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ tốt và lâu dài với các nhà cung cấp.

Mức độ đầu tư vào khoa học công nghệ

Doanh nghiệp nào chú trọng vào đổi mới khoa học công nghệ, sẽ kích thích tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tiết kiện được chi phí. Đặc biệt các

doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải luôn chú ý đến tiến bộ của khoa học công nghệ, để đầu tư vào các tài sản một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp (Trang 27 - 33)