Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp (Trang 46 - 58)

trin doanh nghip

Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, mà các tế bào có phát triển thì nền kinh tế mới có thể phát triển được. Các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì vốn là vấn đề tiên quyết, vốn được coi là mạch máu của doanh nghiệp chính vì thế các danh nghiệp phải cần có một lượng vốn nhất định và có nguồn tài trợ cho vốn một cách ổn định và lâu dài nhất.

Khi đã có đủ vốn, thì vấn đề sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất lại là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi thế việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là hết sức cần thiết nhằm đánh giá chất lượng của công tác sử dụng vốn từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, tồn tại nhằm có biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Việc phân tích cơ cấu vốn và tình hình biến động vốn chỉ cho chúng ta cái nhìn khái quát về việc xây dựng cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài trợ vốn như vậy đã hợp lý hay chưa đồng thời cho chúng ta thấy quy mô phát triển của doanh nghiệp, nhưng chúng ta lại chưa đánh giá được chất lượng của đồng vốn. Để đánh giá được đầy đủ và sâu sắc chất lượng của đồng vốn chúng ta cần phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, nghĩa là phải gắn vốn kinh doanh với kết quả mà nó mang lại.

2.2.3.1. Phân tích hiu qu s dng tng vn

Để phân tích hiệu quả tổng vốn của Công ty Cổ phần tài chính và Phát triển doanh nghiệp, chúng ta sẽ sử dụng các chỉ tiêu phân tích đã trình bày ở chương 1. Muốn tính toán được các chỉ tiêu chi tiết thì trước tiên chúng ta cần xem xét, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm: 2009, 2010 và 2011.

Từ số liệu trong bảng 2.3 kết hợp với số liệu trong bảng phân tích hiệu quả vốn kinh doanh của công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Từ số liệu trong bảng 2.4 thấy rằng vòng quay của toàn bộ vốn năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 nhưng lại giảm vào năm 2011, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh tăng nhẹ vào năm 2010 nhưng lại không thay đổi trong năm 2011. Cụ thể như sau:

Cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong những năm 2009, 2010 và 2011 đã tạo ra lần lượt là 0,11, 0,146 và 0,146 đồng lợi nhuận sau thuế.

Như vậy năm 2010 tăng 37,42% so với năm 2009 và con số này không thay đổi trong năm tiếp theo. Lý do là trong năm 2009 nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới nên việc làm ăn của công ty cũng gặp khó khăn. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn thì công ty nên làm tốt ở khâu kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để biết công ty sử dụng vốn có hiệu quả hay không ta đi sâu vào phân tích số liệu trong bảng 2.4 dưới đây.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng) tăng trong các trường hợp sau: Doanh thu không đổi, chi phí giảm, doanh thu tăng với tỷ lệ tăng lớn hơn tỷ lệ tăng của chi phí, hoặc doanh thu giảm với tỷ lệ giảm ít hơn của chi phí. Như vậy nếu công ty có cách thức và chiến lược quản lý sản xuất tốt thì chỉ tiêu này sẽ tăng lên. Hệ số lãi ròng của công ty năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 0,74; 0,58; 0,58 năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0,16 và tỷ lệ giảm là 21,65%. Nhưng vậy chính sách quản lý của công ty chưa thật sự tốt vì hệ số lãi ròng đã giảm xuống và chưa có chiều hướng tăng lên.

Vòng quay vốn kinh doanh qua các năm 2009; 2010; 2011 lần lượt là: 0,145; 0,254; 0, 014. Chỉ tiêu này tăng trong năm 2010 nhưng lại giảm vào năm 2011 với tỷ lệ giảm là 94,62%, chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn của công ty giảm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trong năm 2011 công ty đã đẩy mạnh đầu tư vào các chi nhánh, công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác nên chưa mang lại được lợi nhuận. Vậy công ty cần có chính sách hợp lý, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh để nhanh chóng thu hồi vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Nếu như tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn tổng thể thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE cho thấy hiệu quả kinh doanh cuối cũng của công ty, nó phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2009 là 2,26; năm 2010 là 2,13 và năm 2011 là 0,02. Chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm qua các năm.

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty

Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2010 tăng 4,36 lần so với năm 2009. Nguyên nhân cũng do tài sản lưu động của Công ty tăng so với đầu năm nên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cũng được cải thiện dần. Qua đây ta cũng thấy được rằng tài sản lưu động của công ty có khả năng chuyển hóa thành tiền đang dần được cải thiện đây là xu thế phù hợp. Tuy nhiên con số này lại giảm vào năm 2011, so với năm 2010 năm 2011 hệ số thanh toán ngắn hạn giảm 4,173 lần. Điều này là do Công ty phải thanh toán một số khoản nợ đến hạn phải trả.

Hệ số thanh toán nhanh của Công ty cho biết khả năng khả năng huy động tiền của công ty dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền. Qua bảng cho thấy hệ số này tăng vào năm 2010 nhưng lại giảm vào năm 2011, tuy nhiên ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty hiện đang ở co số 0,48 là con số có thể chấp nhận được và đảm bảo tình hình tài chính của công ty vẫn ổn định.

Khả năng thanh toán tức thời: nhìn vào hệ số này trong 3 năm 2009; 2010; 2011 đều là những con số dưới 1, trong khi đó hệ số này trong năm 2010 và 2011 lại nhỏ hơn hai hệ số thanh toán ở trên. Như vậy con số này này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty là chưa đảm bảo và cần nâng cao hơn nữa trong thời gian tới. Tính thanh toán tức thời thấp như vậy là do Công ty đang bị ứ đọng vốn vậy cần có những giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình thanh toán của Công ty.

Nhìn một cách tổng quát các chỉ tiêu phân tích trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là khá tốt, tuy nhiên để có cái nhìn khách quan hơn và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn thì phải đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.2.3.2. Phân tích hiu qu s dng vn cốđịnh

Vốn cố định cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng số nguồn vốn và đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Việc phân tích vốn cố định không những có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả những máy móc thiết bị mà doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh mà còn góp phần quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp.

Để đánh giá trình độ tổ chức cũng như việc sử dụng vốn cố định của Công ty, ngoài việc phân tích cơ cấu vốn và tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2009 là 1,77 và tăng lên 1,95 trong năm 2009 với mức tăng là 0,18 lần và tương đương 10,23%. Nguyên nhân của việc tăng này là do doanh thu năm 2010 tăng 75.545.582.600 đồng so với năm 2009 và tỷ lệ tăng là 28,46%. Tuy nhiên cho đến năm 2011 thì hiệu suất sử dụng vốn cố định của

Công ty chỉ còn 1,75 lần giảm 0,2 lần so với năm 2010 với tỷ lệ giảm tương ứng là 10,35%. Việc giảm này là do doanh thu của năm 2011 bị giảm mạnh so với năm 2010. Điều này chứng tỏ vốn cố định của Công ty chưa phát huy hết tác dụng, một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra ngày càng ít giá trị. Có thể do công ty đầu tư vào các dự án, công ty con, công ty liên kết nên vốn cố định chưa tạo ra được giá trị.

Tỷ suất lợi nhuận lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định của công ty qua các năm 2009; 2010; 2011 lần lượt là 1,3; 1,13; 0,15. Chỉ tiêu này giảm lần lượt qua các năm điều này chứng minh rằng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa thực sự tốt. Vì lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2011 giảm 193.946.695.317 đồng so với năm 2010, một mức giảm rất lớn. Điều này đỏi hỏi Công ty phải có chiến lược huy động tối đa tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất kinh để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hàm lượng vốn cố định, đây là chỉ tiêu nghịch đảo của của chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn cố định. So sánh chỉ tiêu này qua các thời kỳ ta có thể biết được mức độ tiết kiệm hay lãng phí của vốn cố định mà Công ty sử dụng trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hệ số này phản ánh cứ một đồng tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Từ số liệu tính toán ở bảng trên ta thấy cứ một một đồng tài sản cố định giam gia sản xuất kinh doanh trong năm 2009; 2010; 2011 lần lượt tạo gia được 11,14; 13,25; 2,88 đồng doanh thu. Con số này ở năm 2010 tăng 2,1 lần so với năm 2009 với tỷ lệ tăng 18,89%. Tuy nhiên chỉ tiêu này ở năm 2011 chỉ còn là 2,88 lần, giảm 10,37 lần so với năm 2010 tương đương 78,25%. Nguyên nhân do đã phân tích ở trên là do doanh thu thuần năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 nguyên nhân có thể do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định cũng có sự biến động tương tự như chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định vì chỉ tiêu này tăng ở năm 2010 và lại giảm vào năm 2011. Cụ thể như sau: tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định trong năm 2010 là 0,01 tăng 0,005 so với năm 2009 tương đương mức tăng là 100%. Nhưng trong năm 2011 chỉ tiêu này là 0,004 giảm 0,006 lần so với năm 2010 và tỷ lệ giảm là 60%. Mức giảm tương đối cao. Vì vậy, Công ty cần có các biện pháp để tăng cường đầu tư vào tài sản cố định.

2.2.3.2. Hiu qu s dng vn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty được thể hiện cụ thể khá rõ ràng qua các chỉ tiêu trong bảng dưới đây

Vốn lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng vốn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn chung của doanh nghiệp. Để xem xét trong thời gian qua Công tỷ sử dụng vốn lưu động như thế nào chúng ta đi tính các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động Công ty bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động trong năm 2009 là 0,32 và sang năm 2010 giảm xuống còn 0,15 và giảm 0,17 lần so với năm 2009, tỷ lệ giảm tương ứng là 52,49%. Không những thế sang năm 2011 chỉ tiêu này chỉ còn 0,01, giảm 0,14 lần so với năm 2010 và tỷ lệ giảm lên đến 94,42%. Từ so sánh chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty là không cao, tỷ suất giảm qua các năm. Chính vì thế ban lãnh đạo công ty cần có kế hoạch cụ thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong thời gian tới.

Số lần luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn luân chuyển càng nhanh và nói lên Công ty sử dụng vốn có hiệu quả.

Số lần luân chuyển vốn lưu động trong năm 2009 là 0,438, năm 2010 là 0,266 và trong năm 2011 là 0,101. Số liệu này cho thấy số vòng quay đều nhỏ hơn 1 và giảm dần qua các năm, điều này cho thấy quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty còn yếu kém và chưa thực sự hiệu quả. Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để đẩy nhanh số lần luân chuyển vốn lưu động tránh tình trạng bị giảm sút như trên.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ. Kỳ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2009 của Công ty là 821,03 ngày và lại tăng lên 1353,92 ngày vào năm 2010 và số ngày này trong năm 2011 là 3555,92 ngày, con số này rất cao và tăng mạnh sau mỗi năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì do đặc thù của các công ty có hoạt động xây lắp, mà sản phẩm chủ yêu là các công trình xây dựng thời gian thi công kéo dài có những dự án thời gian

thi công từ 5 đến 10 năm do vậy mà vốn ứ đọng trong các công trình tương đối lớn nên kỳ luân chuyển vốn lưu động kéo dài cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên so sánh với một số công ty cùng ngành như Công ty cổ phần tập đoàn IPA hoặc công ty Cổ phần Xây dựng INCOMEX thì kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty vẫn còn lớn. Chính vì thế công ty cần có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài.

Vòng quay hàng tồn kho: Đây là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp, con số này càng cao chỉ ra rằng việc tổ chức quản lý và dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Từ số liệu ở bảng 2.6 ta thấy, số vòng quay hàng tồn kho trong 2 năm 2009 và 2011 đều bằng 0, chứng tỏ số hàng tồn kho của Công ty là không có, còn trong năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho là 42,7 vòng. Số liệu này cho thấy việc quản lý hàng tồn kho của Công ty là khá tốt, việc dự trữ hớp lý, làm cho dòng tiền vào của doanh nghiệp được nâng lên giúp phần cải thiện tình hình tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần tài chính và phát triển doanh nghiệp (Trang 46 - 58)