Nguyên nhân

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc hà nội (Trang 52 - 55)

- Chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.2.1 Tình hình huy động vốn

2.3.3.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

trường kinh tế, chính trị thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Thị trường tiền tệ xáo trộn, thị trường bất động sản trầm lắng, thị trường chứng khoán sụt giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả cho vay của Chi nhánh.

Hành lang pháp lý còn chưa hoàn thiện. Năm 2011, Luật các TCTD mới bắt đầu có hiệu lực, với những thay đổi quan trọng liên quan đến nhiều hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam còn rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau quy định về các biện pháp bảo đảm như: quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh… trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, hàng không, hàng hải… Tuy nhiên trong nội dung các quy định này có nhiều vấn đề không phù hợp và việc áp dụng có nhiều điểm thiếu đồng bộ, thiếu tính nhất quán.

Nguyên nhân chủ quan

− Trước hết phải kể đến trình độ của những cán bộ tín dụng. Hầu hết đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn rất trẻ, mặc dù nhiệt tình với công việc nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Đối tượng khách hàng của chi nhánh rất đa dạng và phong phú, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, đa phần cán bộ, nhân viên đều tốt nghiệp các trường thuộc khối kinh tế, do vậy việc thẩm định, đánh giá lại chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh tế nên việc kết luận của cán bộ tín dụng thiếu toàn diện là điều không tránh khỏi. − Việc định giá tài sản đảm bảo chủ yếu do tổ thẩm định của phòng tín

− Mặc dù mô hình mới đã được áp dụng, song hoạt động kinh doanh vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa được triển khai tại chi nhánh. Sự phát triển giữa các đơn vị trong toàn hệ thống chưa đồng bộ, một số đơn vị hoạt động rất hiệu quả nhưng bên cạnh đó còn những đơn vị hoạt động trì trệ ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn Chi nhánh.

− Thương hiệu Agribank có chiều hướng giảm sút, thị phần nguồn vốn từ một số tập đoàn kinh tế lớn như Bảo hiểm xã hội, Bưu chính viễn thông… đã dần bị san sẻ một phần sang các NHTM khác, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn toàn hệ thống NHNo. Do vậy cũng ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của Chi nhánh NHNo Bắc Hà Nội. − Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Chi nhánh chưa

đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong cạnh tranh và hội nhập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2, chúng ta đã có một cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội. Trong những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động kéo theo sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng. Vượt qua mọi khó khăn thách thức, chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong cho vay. Song chi nhánh cũng không tránh khỏi những tồn tại hạn chế như việc nợ quá hạn, nợ xấu tăng, doanh số cho vay đối với một số lĩnh vực còn giảm sút....Đặc biệt, năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh tăng quá cao. Vì vậy chi nhánh cần có những biện pháp tích cực khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả cho vay vốn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc hà nội (Trang 52 - 55)