Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc hà nội (Trang 36 - 41)

- Chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.2.1 Tình hình huy động vốn

2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Tổng lợi nhuận trước thuế của NHNo & PTNT – Bắc Hà Nội (2009-2011)

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT – Bắc Hà Nội 2009-2011)

Tổng lợi nhuận trước thuế của NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2009 đạt 95,7 tỷ đồng; năm 2010 đạt 148,861 tỷ đồng, tăng 53,161 tỷ đồng, tương đương với 55,55% so với năm 2009. Năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 81,715 tỷ đồng, giảm 67,146 tỷ đồng, tương đương với 45,11% so với năm 2010. Năm 2011, Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã dành sự đầu tư và quan tâm lớn đến việc cung cấp các dịch vụ như: gói dịch vụ Mobile Banking – SMS Banking, VNTopup, Ví điện tử Vnmart…; Dịch vụ Internet Banking; Dịch vụ liên kết ngân hàng – bảo hiểm… Tuy nhiên, cấu thành chủ yếu của lợi nhuận năm 2011 vẫn là thu nhập lãi. Thu nhập của Chi nhánh năm 2011 giảm là do thị trường tài chính tiền tệ xáo trộn, gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, chênh lệch lãi suất ngày càng hẹp do ảnh hưởng của việc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong công tác huy động vốn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của ngân hàng.

2.2Thực trạng hiệu quả cho vay tại NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội

2.2.1 Quy mô dư nợ tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội

Một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay là việc ngân hàng có mở rộng được quy mô cho vay hay không. Ngân hàng cần tăng doanh số cho vay, sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động mà không gây mất vốn, lãng phí vốn.. Ta sẽ

tiếp tục phân tích chỉ tiêu dư nợ cho vay của Chi nhánh theo các phương thức phân loại khác.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay (bảng 2.5)

Qua bảng 2.5 ta có thể thấy những năm qua dư nợ cho vay của Chi nhánh có biến động đáng kể. Nếu như năm 2009, dư nợ cho vay là 2405 tỷ đồng thì đến năm 2010 tổng dư nợ cho vay đạt 2708 tỷ đồng, tăng 303 tỷ đồng với tốc độ tăng là 12,60% so với năm 2009. Thành tích này là do năm 2010, kinh tế nước ta tiếp tục được hồi phục theo đà tăng trưởng có lợi, NHNN ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm điều chỉnh hoạt động của thị trường Tài chính – Tiền tệ. Trong năm 2010, Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội tiếp tục đầu tư phát triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng do vậy tổng dư nợ cho vay đã tăng mạnh. Năm 2011, thị trường tài chính tiền tệ biến động khó lường, nền kinh tế đi xuống làm tổng cầu giảm, nhu cầu vay vốn cho phát triển vì thế cũng giảm. Mặt khác, rủi ro tín dụng gia tăng bắt buộc Chi nhánh cần phải xiết chặt tín dụng một mặt để tự bảo vệ mình, mặt khác để kiềm chế lạm phát. Do vậy, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2011 đạt 2356 tỷ đồng, giảm 352 tỷ đồng với tốc độ giảm là 13,00% so với năm 2010. Dư nợ cho vay của Chi nhánh của yếu là ngắn hạn. Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ trên 50% tổng dư nợ trong cả ba năm. Cơ cấu cho vay như vậy là hợp lý với cơ cấu vốn huy động nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nhưng mặt khác, Chi nhánh cần xem xét để có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng (bảng 2.6)

Qua bảng 2.6 ta thấy, trong cơ cấu cho vay thì cho vay đối với các tổ chức kinh tế luôn giữ vị trí chủ đạo và chiếm tỷ trọng trên 85%, riêng năm 2011 chiếm tới 88,43% tổng dư nợ cho vay. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn và khủng hoảng, các doanh

nghiệp luôn có nhu cầu vốn để duy trì hoạt động bình thường của sản xuất kinh doanh, giúp cho sản xuất kinh doanh không bị ngừng trệ.

Trong cho vay các tổ chức kinh tế thì cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chủ yếu. Điều này phù hợp với định hướng chiến lược của Chi nhánh là trở thành một ngân hàng bán lẻ. Hà Nội là địa bàn mà khách hàng nhỏ lẻ chiếm 70-80%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các khách hàng cá nhân là mục tiêu lâu dài mà Chi nhánh hướng tới. Mặt khác, dư nợ cho vay các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng dư nợ. Cụ thể là năm 2009 dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước là 377 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 17,75% trên tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ đối với doanh nghiệp Nhà nước là 437 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng, tương đương với 15,92% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ khu vực Nhà nước đã giảm 79 tỷ đồng so với năm 2010 xuống còn 258 tỷ đồng. Dư nợ khu vực Nhà nước trên tổng dư nợ năm 2011 thấp hơn cả năm 2009 về cả số tuyệt đối và tương đối. Nguyên nhân là do trong thời gian vừa qua có nhiều DNNN làm ăn ngày càng không có hiệu quả, khả năng cạnh tranh yếu ( do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân về tình hình kinh tế xã hội co nhiều biến động về tỷ giá, lạm phát hay bệnh tật…). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao, hoạt động kinh doanh ngày càng tốt, vì thế, Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thu hẹp mức cho vay đối với DNNN theo đúng chỉ tiêu đã đề ra để đảm bảo an toàn,.

Tuy vậy, cho vay hộ sản xuất kinh doanh, tư nhân cá thể vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tập trung phát triển hơn nữa các khách hàng nhỏ trong dân vì số lượng các doanh nghiệp này cũng rất lớn và cần nhiều vốn để có thể tồn tại và phát triển.

2.2.2 Tình hình cho vay, thu nợ

Hoạt động cho vay và thu nợ là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi ngân hàng vì mục tiêu của ngân hàng là sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu

quả nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy ngân hàng phải tăng doanh số cho vay, sử dụng tối đa và hợp lý nguồn vốn huy động được và có hiệu quả theo thời gian thỏa thuận. Tình hình cho vay, thu nợ của NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội được thể hiện qua bảng 2.7.

Về doanh số cho vay:

Năm 2010 ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ về quy mô của các TCTD, hầu hết các ngân hàng đều mở rộng mạng lưới, đầu tư phát triển mở rộng dịch vụ, tiện ích ngân hàng. Đi cùng với những chuyển động này là sự gia tăng lợi ích khách hàng và làm doanh số cho vay của Chi nhánh tăng đáng kể. Nếu như doanh số cho vay của Chi nhánh năm 2009 là 2492 tỷ đồng thì đến năm 2010 doanh số cho vay lên tới 3273 tỷ đồng, tăng 781 tỷ đồng, tương đương với 31,34%. Nhưng tới năm 2011 đã có sự sụt giảm về doanh số cho vay chỉ còn 2329 tỷ đồng, giảm 944 tỷ đồng, tương đương với 28,84%. Đây là hậu quả của sự xáo trộn thị trường tài chính tiền tệ, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, sản xuất kinh doanh kém, không đáp ứng đủ điều kiện được vay vốn của Chi nhánh. Mặt khác, việc thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ, nhất là ba tháng cuối năm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2011, Luật các tổ chức tín dụng mới bắt đầu có hiệu lực, với những thay đổi quan trọng liên quan đến nhiều hoạt động ngân hàng cũng ảnh hưởng tới tình hình cho vay của Chi nhánh.

Về cơ cấu, doanh số cho vay vẫn chủ yếu là cho vay ngắn hạn với tỷ trọng trên 80%. Cho vay ngắn hạn vẫn giữ vai trò chủ đạo với đối tượng đi vay chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp, với mục đích sử dụng cho ngắn hạn, đầu tư vào tài sản lưu động. Mặc dù cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhưng doanh số cho vay ngắn hạn đang có xu hướng giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên của cho vay trung và dài hạn. Đây là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển bởi cùng với sự phát triển kinh tế phải đi liền với đầu tư cơ sở hạ tầng, mà quá trình đầu tư này lại cần lượng vốn lớn với thời gian hoàn vốn dài nên nhu cầu vốn trung và dài hạn

tăng lên. Tuy nhiên, doanh số cho vay trung hạn và cho vay dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, trong thời gian tới Chi nhánh cần tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn để thực hiện những mục tiêu chung về phát triển kinh tế.

Về tình hình thu nợ

Qua bảng 2.7 ta thấy doanh số thu nợ của Chi nhánh tăng lên qua các năm. Công tác thu nợ trong Chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Hà Nội vẫn luôn được chú trọng nhưng khả năng thu nợ của ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của nền kinh tế và khả năng của khách hàng. Nếu như doanh số thu nợ năm 2009 là 2224 tỷ đồng thì năm 2010 doanh số thu nợ là 2708 tỷ đồng, tăng 484 tỷ đồng, tương đương với 21,76% so với năm 2009. Năm 2011 mặc dù doanh số cho vay và tổng dư nợ giảm nhưng doanh số thu nợ lại tăng. Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 2723 tỷ đổng, tăng 15 tỷ đồng, tương đương với 0,55% so với năm 2011. Tuy mức tăng không cao nhưng điều này là cơ sở để ngân hàng thu hồi vốn, tăng vòng luân chuyển vốn, tăng khả năng sinh lời

Mối quan hệ giữa tốc độ tăng của dư nợ cho vay và tốc độ tăng của nguồn vốn huy động (bảng 2.8)

Dựa vào bảng 2.3 ta thấy dư nợ cho vay trong 3 năm qua đã có sự biến động thất thường, không ổn định, lúc tăng lúc giảm. Sự bất ổn định này liệu có thực sự là không tốt thì ta phải đi đánh giá cùng với sự biến động của nguồn vốn huy động để có thể có kết luận chính xác.

Qua bảng 2.8 ta thấy năm 2010 so với năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đã tăng 1039 tỷ đồng với tốc độ tăng là 17,13% và tổng dư nợ cho vay tăng 303 tỷ đồng với tốc độ tăng là 12,60%. Tổng nguồn vốn huy động đã tăng nhanh hơn dư nợ cho vay, càng làm cho chênh lêch giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay tăng lên. Điều này giúp Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, phù hợp với chiến lược “nguồn vốn trước, tín dụng sau” của Chi nhánh, đảm bảo an toàn cho một Chi nhánh còn non trẻ. Nhưng mặt khác, nếu

Chi nhánh NHNo & PTNT không có biện pháp sử dụng vốn hiệu quả thông qua các hình thức đầu tư khác thì sẽ gây lãng phí một lượng vốn lớn, làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh.

Sang năm 2011, tổng nguồn vốn huy động giảm 1049 tỷ đồng với tốc độ giảm là 14,77% và dư nợ cho vay giảm 352 tỷ đồng với tốc độ giảm là 13%. Dư nợ cho vay giảm chậm hơn tổng nguồn vốn huy động nhưng về cơ bản thì chênh lệch giữa tổng nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay vẫn quá lớn. Đây là vấn đề mà Chi nhánh cần quan tâm hơn trong thời gian tới để có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn.

2.2.3 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

Tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đã có tác động mạnh đến công tác quản lý chất lượng cho vay của các ngân hàng. Việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát các khoản giải ngân là vấn đề được NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội luôn chú trọng. Ta xem xét mức độ an toàn của các khoản nợ của Chi nhánh trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc hà nội (Trang 36 - 41)