Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc hà nội (Trang 33 - 34)

- Chi nhánh Bắc Hà Nội 2.1.2.1 Tình hình huy động vốn

2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn

Do giới hạn về quy mô hoạt động và đặc thù của ngân hàng nên hoạt động sử dụng vốn được đề cập ở đây tập trung vào hoạt động cho vay. Sử dụng vốn hiệu quả, phù hợp với các nguồn vốn huy động được luôn là vấn đề nan giải đối với các ngân hàng. NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Hà Nội luôn nỗ lực đảm bảo hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, tiếp cận được nhiều tổ chức, tập đoàn lớn như: Tập đoàn Điện Lực, Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty rượu bia, nước giải khát….từ đó tạo điều kiện tiếp cận để lấy nguồn vốn và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Thi trường tài chính tiền tệ đang trải qua giai đoạn khó khăn, lãi suất đầu vào cao, lãi suất cho vay từ đó cũng rất cao. Trong bối cảnh nguồn vốn chung giảm sâu, thì Chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Hà Nội vẫn bảo đảm dòng tiền phục vụ cho vay với lãi suất hợp lý. Bảng 2.3 cho thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh trong ba năm vừa qua khá ổn định. Nếu như năm 2009, dư nợ cho vay là 2405 tỷ đồng, thì đến năm 2010 dư nợ cho vay là 2708 tỷ đồng, giảm 303 tỷ đồng, tương đương với 12,60% so với năm 2009. Năm 2011, dư nợ cho vay là 2356 tỷ đồng, giảm 352 tỷ đồng, tương đương với 13% so với năm 2010. Dư nợ cho vay năm 2011 giảm là do thị trường tài chính tiền tệ xáo trộn, sản xuất kinh doanh ngưng trệ làm cho nền kinh tế đi xuống, tổng cầu giảm làm cho nhu cầu vay vốn cho phát triển vì thế cũng giảm. Mặc khác, rủi ro tín dụng gia tăng, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, mà đỉnh điểm là vào ba tháng cuối năm 2011

đã gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng nói chung, NHNo & PTNT Việt Nam cũng như Chi nhánh NHNo & PTNT Bắc Hà Nội nói riêng trong hoạt động cho vay, bắt buộc Chi nhánh phải xiết chặt tín dụng để tự bảo vệ mình và kiềm chế lạm phát.

Dư nợ cho vay của Chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn, luôn chiếm tỷ lệ trên 50% nhằm đầu tư vào tài sản lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Cơ cấu cho vay như vậy là hợp lý với cơ cấu vốn huy động nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nhưng mặt khác, ngân hàng cần xem xét để có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.

Theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay của khu vực kinh tế chiếm phần lớn hơn, dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ trên 70%. Điều này cho thấy Chi nhánh đã triển khai một cách tích cực và có hiệu quả chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong hoàn cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của Chi nhánh phần lớn là nhờ chính sách lãi suất hấp dẫn, cơ chế cho vay gọn nhẹ nhưng vẫn chặt chẽ, luôn tạo những điều kiện tốt nhất cho người vay tiền và đặc biệt Chi nhánh đã tích cực thực hiện chủ trương “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” của Chính Phủ và của Ngân hàng Nhà Nước.

Một phần của tài liệu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh bắc hà nội (Trang 33 - 34)