Một số giải pháp hoàn thiện công tác quảnlý chi TX NSNN cho giáo dục THPT công lập tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông công lập tỉnh hưng yên (Trang 47 - 50)

dục THPT công lập tỉnh Hưng Yên.

3.2.1 Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi con người

Trong thời gian qua, chi TX NSNN cho con người THPT công lập của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải xem xét giải quyết. Để tăng cường hiệu quả cho khoản chi cho con người tôi xin đưa ra một số giải pháp kiến nghị như sau:

Thứ nhất, các giải pháp để thu hút người giỏi cho giáo dục THPT công lập thông qua tăng cường chi cho con người

Trong chương 2 chúng ta thấy được một thực trạng là ngày càng khó tìm người tài cho giáo dục nói chung, giáo dục THPT công lập nói riêng. Nguyên nhân là do mức thu nhập của ngành thấp hơn nhiều so với các ngành khác trong khi giá cả các mặt hàng ngày một tăng cao làm cho đời sống giáo viên gặp không ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần có cam kết cụ thể để thực hiện đúng lộ trình tăng lương cơ bản cho giáo viên như đã đề ra. Thông báo trên thông tin đại chúng về lộ trình này, tạo cơ sở khuyến khích người tài tham gia vào ngành giáo dục.

Các ngành khác luôn có cơ chế ưu tiên cho con em nhân viên trong ngành tham gia làm việc tại ngành của mình như ngành ngân hàng, công an… Nhưng ngành giáo dục hiện nay lại không áp dụng chế độ này. Con em giáo viên thường được bố mẹ kèm cặp, dạy dỗ tốt hơn các bạn cùng trang lứa, hơn nữa khả năng nhận thức và tư cách đạo đức cũng khá tốt. Ngành giáo dục nên tận dụng ưu thế này để thu hút con em giỏi của giáo viên vào ngành giáo dục thông qua các chính sách chẳng hạn như: giảm học phí cho con em giáo viên trong trường, đây cũng là biện pháp hỗ trợ về đời sống cho chính các giáo viên; Ngoài ra, nên có các khoản chi học bổng, chi thưởng cho con em những giáo viên có thành tích xuất sắc trong học tập.

Nhà nước nên có chế độ khen thưởng kịp thời hơn cho những giáo viên có thành tích xuất sắc và tăng cường kinh phí cho quỹ khen thưởng của các trường, thực hiện biện pháp này cũng góp phần khuyến khích các giáo viên nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy của mình.

Thứ hai là các giải pháp tài chính để nâng cao chất lượng đời sống cho giáo viên

Tuy đời sống giáo viên THPT ngày nay đã khấm khá hơn nhưng vẫn có không ít giáo viên có đời sống khó khăn. Do thu nhập thấp cộng với hoàn cảnh gia đình khó khăn, rất nhiều giáo viên đi dạy thêm. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên trong các giờ dạy chính khóa. Việc

dạy thêm nhiều làm cho học sinh có tâm lý thờ ơ, mất tập trung với giờ học trên lớp cộng thêm thể chất mệt mỏi do phải học thêm nhiều làm việc tiếp thu bài học của các em kém đi. Các giáo viên cũng kém nhiệt tình hơn vì phải chú tâm cho việc dạy thêm để thu hút thêm học sinh. Do đó việc cải thiện đời sống cho giáo viên là rất cần thiết.

Để làm được điều này, trước hết ngành giáo dục cần thực hiện nhanh hơn lộ trình tăng lương cơ bản cho giáo viên, mặt khác phải xây dựng mức tăng hợp lý hơn sao cho tăng lương có thể giúp giáo viên cải thiện đời sống tốt hơn trước cơn “bão giá” hiện nay.

Nhà nước nên có thêm chính sách hỗ trợ và tăng chi hỗ trợ cho những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, những giáo viên chưa có chỗ ở ổn định. Nhà nước có chế độ xây nhà tình nghĩa cho người nghèo thì cũng nên có chính sách xây nhà “tình nghĩa” cho giáo viên nghèo.

Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường THPT công lập. Đây là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng và nhà nước để cải thiện tốt hơn đời sống cho giáo viên, tuy nhiên việc thực hiện còn rất nhiều bất cập. Do vậy để có thể thực hiện tốt chủ trương, chính sách này thì cần thực hiện những biện pháp sau:

- Thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại cán bộ và giáo viên không để tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên, số giáo viên hợp đồng quá nhiều và không hợp lý.

- Cải tiến quy trình làm việc, đẩy nhanh tiến độ tin học hóa, đưa tin học vào các khâu trong quản lý tài chính nhằm tăng năng suất lao động, giảm biên chế, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức gọn nhẹ và hiệu quả. Trên cơ sở đó mỗi cán bộ trong trường mới tăng được thu nhập của mình.

- Tăng cường tiết kiệm các khoản chi để có được nhiều hơn kinh phí để tăng lương cho giáo viên: giảm tối đa các cuộc họp không cần thiết. Tiết kiệm việc mua sắm những đồ dùng chưa cần thiết và những tài sản xa xỉ.

- Các trường nên hoàn thiện cơ chế chi tiêu nội bộ của mình về cơ chế phân phối thu nhập, hình thức thanh toán cho cán bộ công chức; quy chế sử dụng kinh phí tiết kiệm, thông qua việc tham khảo của trường bạn hoặc xin sự tham mưu, tư vấn của Sở GD&ĐT, sở Tài chính; hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách…

- Để tăng cường trả lương cho giáo viên đối với những đơn vị thực hiện tự chủ, Nhà nước nên quy định việc thu học phí thông thoáng hơn cho các trường.

Thứ ba, giải pháp đảm bảo công bằng trong việc chi trả lương cho giáo viên và giảm chênh lệch thu nhập của giáo viên ở các vùng khác nhau, các bộ môn khác nhau:

Thực tế cho thấy đời sống giáo viên các trường ở các vùng khác của tỉnh có mức chênh lệch lớn. Giáo viên ở thành phố có thu nhập cao hơn giáo viên ở các huyện. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên mới ra trường thì tập trung xin vào các trường trong thành phố nhất là giáo viên giỏi, chất lượng giáo dục vì thế mà không đồng đều. Do vậy theo tôi ngành giáo dục cần có những đãi ngộ hơn cho giáo viên ở các huyện mà cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Mặt khác nên có chế độ thưởng cao hơn cho những giáo viên có thành tích xuất sắc ở các vùng này cũng như tăng thêm phúc lợi tập thể cho các trường.

Hiện nay, các giáo viên ở các bộ môn tự nhiên có điều kiện dạy thêm nhiều hơn nên có thu nhập cao hơn các giáo viên môn xã hội trong khi các giáo viên xã hội phải bỏ nhiều công sức hơn để chuẩn bị giờ học. Giáo dục đại học có phụ cấp cho những giảng viên thuộc bộ môn chính trị, theo tôi giáo dục THPT công lập cũng nên có khoản phụ cấp này để phần nào cải thiện đời sống cho giáo viên các môn xã hội.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông công lập tỉnh hưng yên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w