Quảnlý chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông công lập tỉnh hưng yên (Trang 36 - 37)

Chi xây dựng nhỏ bao gồm các khoản chi cải tạo, chống xuống cấp trường lớp. Các khoản chi mua sắm là khoản chi bao gồm: chi mua bằng sáng chế, mua phần mềm máy tính, mua TSCĐ như thiết bị tin học, máy photocopy, máy phát điện, máy bơm nước và các TSCĐ khác. Chi sửa chữa duy tu bảo dưỡng là khoản chi nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu duy tu bảo dưỡng tài sản trong quá trình sử dụng góp phần tích cực kéo dài tuổi thọ của tài sản, chất lượng tài sản ít bị sụt giảm để phục vụ công tác giáo dục tốt hơn; tránh được sự lãng phí trong sử dụng tài sản.

Việc lập dự toán tương tự việc lập dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn ở

trên. Nhưng vẫn có nét riêng đó là: khoản chi này phụ thuộc vào tình trạng tài sản của mỗi đơn vị và khả năng NSNN dành cho nhu cầu chi này ở mức độ bao nhiêu nên trong quá trình lập dự toán có kèm theo báo cáo thực trạng tài sản của các trường. Hàng năm, thủ trưởng các trường chịu trách nhiệm rà soát, đối chiếu với danh mục thiết bị tối thiểu của đơn vị mình, số học sinh, số lớp, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên và viên chức làm công tác thiết bị mà quyết định mua sắm đủ số lượng tài sản tối thiểu. Công tác này được các trường thực hiện rất nghiêm chỉnh và chân thực đã giúp ích rất nhiều cho việc quản lý của cơ quan cấp trên.

Thực hiện dự toán: Đầu tư trang thiết bị, xây mới, nâng cấp, sửa chữa

thường xuyên là việc làm không thể thiếu được. Do sự xuống cấp tất yếu của các tài sản dùng cho hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý hành chính nên thường xuyên phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị mới hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản đã bị xuống cấp, thực trạng khoản chi này thể hiện rõ qua từng năm như sau: năm 2009 khoản chi này đạt 36.385.219.060đ, năm 2010 là 21.161.527.850đ và năm 2011 là

19.811.528.230đ. Như vậy đối với khoản chi này bị phụ thuộc vào cơ sở vật chất của các trường nên số chi cũng không ổn định. Nhìn vào ta thấy con số này đã giảm mạnh đến năm 2011 phần nào phản ánh được chất lượng cở sở hạ tầng tại mỗi trường và mang lại hiệu quả tốt thông qua những con số về phòng học kiên cố được tăng lên hàng năm.

Về quyết toán: Trên thực tế số quyết toán thường bằng với báo cáo và

việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện cũng không thật chặt chẽ nên vẫn gây ra sự thất thoát lãng phí.

Những thành tựu đạt được và một số hạn chế:

Thành tựu: Trong những năm qua ngàng giáo dục đã đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư trang thiết bị cho các trường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Cơ sở vật chất các trường THPT công lập là khá tốt, tỷ lệ phòng học kiên cố được tăng lên hàng năm. Hiện nay con số này đạt được là 87,61%. Các trường được trang bị phương tiện giảng dậy hiện đại có điều kiện để nâng cao chất lượng giảng dậy, nhanh chóng xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia..

Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế sau:

+ Khoản chi này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các trường.

+ Các trường ở thành phố có cơ sở vật chất tốt hơn các trường ở nông thôn. Do đó các cấp chính quyền nên chú ý quan tâm đầu tư cho các trường ở nông thôn hơn nữa để giảm khoảng cách chênh lệch giữa hai vùng này trong cùng 1 tỉnh.

+ Việc thanh tra, kiểm tra và đánh giá giá trị và hiệu quả sử dụng của những tài sản được mua về còn lỏng lẻo, việc đầu tư nhỏ lẻ không giải quyết được dứt điểm tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở từng đơn vị, trường học.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông công lập tỉnh hưng yên (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w