Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông công lập tỉnh hưng yên (Trang 42 - 46)

Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản lý chi TX NSNN cho giáo dục THPT công lập vẫn tồn tại những mặt hạn chế sau:

Về mô hình tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế quản lý chi:

Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết quả hoạt động của hệ thống GD&ĐT với hệ thống ngân sách. Mặc dù nhà nước đã phân định trách nhiệm của nhà trường, của Sở GD&ĐT và Sở Tài chính, UBND, HĐND trong quảnlý chi TX cho giáo dục THPT công lập tỉnh Hưng Yên nhưng nhiều vấn đề trong quản lý chi không xác định được rõ trách nhiệm thuộc về ai. Chẳng hạn như việc quản lý số biên chế, số hợp đồng dài hạn của một số trường nhiều một cách khó hiểu thì Sở Tài chính không giải thích được, không nắm được; Sở GD&ĐT cũng không có biện pháp kiểm tra, kiểm điểm và khắc phục kịp thời…

Về vấn đề tự chủ tự chịu trách nhiệm của các trường còn tồn tại vấn đề là một số trường chưa xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, việc cơ cấu đội ngũ giáo viên làm chưa tốt, ý thức tiết kiệm chưa cao.

Về công tác lập và phân bổ dự toán:

- Chưa coi trọng công tác lập dự toán chi TX NSNN đúng như vị trí vốn có của nó. Các trường vẫn ít được tham gia trong việc xây dựng định mức chi TX cho đơn vị mình nên chưa đảm bảo quyền dân chủ của đơn vị và gây khó khăn cho đơn vị trong cả quá trình lập dự toán lẫn thực hiện dự toán. Các đơn vị lập dự toán vẫn dựa vào quỹ lương để tính các khoản chi còn lại.

- Ngoài ra, do khả năng NSNN hạn chế các đơn vị cơ sở lại lập dự toán quá cao gây khó khăn cho quá trình tổng hợp thẩm tra, và phê duyệt dự toán nên một số đơn vị lập dự toán có phần mang tính hình thức chứ chưa hợp lý, hợp lệ.

- Việc xây dựng định mức chi TX cho các trường theo định mức trên đầu học sinh gây nhiều khó khăn cho những trường có số học sinh ít trong việc có đủ kinh phí đáp ứng nhu cầu sử sụng. Định mức NSNN chi TX đảm bảo cơ cấu 80% chi cho con người, 20% chi hoạt động tính trên mức lương tối thiểu 350.000 đồng từ năm 2008, đến nay mức lương tối thiểu đã ở mức

830.000 đồng nhưng chi hoạt động chuyên môn không được tăng lên tương ứng. Do vậy một số đơn vị không có kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên mặc dù đơn vị đã cố gắng tiết kiệm chi.

Công tác chấp hành dự toán:

- Do đặc thù cơ chế quản lý thời gian trong cấp phát kinh phí gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn hay chi sửa chữa, mua sắm, cải tạo chống xuống cấp.

- Bên cạnh đó, vi phạm thường thấy trong chi TX của các đơn vị sử dụng ngân sách là chi sai mục, vượt hoặc không có trong dự toán, không đủ chứng từ thanh toán nhưng vẫn chi.

Về công tác quyết toán:

- Nhiều đơn vị gửi quyết toán chậm so với quy định của nhà nước - Chất lượng báo cáo quyết toán các đơn vị lập không cao, hồ sơ sổ sách kế toán của một số đơn vị còn sơ sài, không đúng quy định gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quyết toán.

- Công tác thẩm tra quyết toán kinh phí TX nhìn chung còn chậm so với quy định, số đơn vị được thẩm tra, thông báo duyệt quyệt toán chưa nhiều và còn mang nặng tính hình thức.

Về việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí theo cơ cấu chi còn tồn tại

một số vấn đề sau:

- Việc thực hiện tự chủ tài chính trong chi cho con người, cán bộ và nhân viên chưa ý thức được mục đích và ý nghĩa của nó, chưa có tinh thần trách nhiệm và tính chủ động trong việc thực hiện cơ chế này, nhiều trường biên chế thừa giáo viên hay số giáo viên hợp đồng dài hạn quá nhiều, không hợp lý gây khó khăn cho công tác trả lương. Hiện nay, thu nhập bình quân của giáo viên THPT còn tương đối thấp.

- Vẫn còn tình trạng một số đơn vị sử dụng kinh phí không đúng mục đích, không triển khai nhiệm vụ chi như kế hoạch đã được duyệt. Các cơ sở

giáo dục ở nông thôn nhiều nơi còn thiếu cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, phòng học chức năng, phòng thực hành, thí nghiệm…

- Nhiều khoản chi không tuân theo tiêu chuẩn, định mức, thủ tục quy định như chi hội nghị phí, công tác phí, có đơn vị khi mua sắm trang thiết bị không làm đầy đủ các thủ tục duyệt giá theo quy định, một số khoản chi không có trong dự toán được duyệt nhất là các khoản chi về ăn uống, các đơn vị biến tướng khoản chi này hoặc làm thủ tục xin để hợp lý hóa các khoản chi. - Bên cạnh đó, một số quy định về mức chi một số hoạt động Nhà nước đã ban hành từ lâu hiện nay đã không còn phù hợp mà chưa có sự thay đổi như chi hội họp, chi tiếp khách quá thấp gây khó khăn cho nhà trường trong tổ chức các hoạt động này.

* Nguyên nhân

Những hạn chế trên có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, tổ chức bộ máy quản lý chi chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa Sở

GD&ĐT và Sở Tài chính trong công tác quản lý đối với giáo dục THPT công lập nói riêng. Do đó chưa tham mưu, hướng dẫn để khắc phục được những tồn tại ở một số trường.

Hai là, do khả năng dự báo còn hạn chế, do NSNN có hạn, việc xây

dựng định mức chi trên đầu học sinh mang tính chất bình quân, chưa xét theo điều kiện và nhu cầu từng trường.

Ba là, các đơn vị nhận thức chưa đầy đủ về luật NSNN, cơ chế phân

công, phân cấp quản lý và điều hành ngân sách, chưa hiểu và nắm cặn kẽ văn bản, chính sách của Chính phủ. Nhiều hiệu trưởng trường chưa hiểu và nắm vững nghị định 43/2006/NĐ-CP về tự chủ tài chính, biên chế nên thực hiện trong đơn vị mình chưa tốt.

Bốn là, hệ thống tiêu chuẩn định mức chi nói chung chưa hoàn thiện,

đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình thực tế của các trường. Một số khoản chi chưa cụ thể rõ ràng, một số khoản quy định quá chặt chẽ và không sát thực tế

như chi tiếp khách, ăn uống… những khoản này hầu hết đều phải chi nhưng quy định không cho chi hoặc số chi thấp nên các trường thường biến tướng khoản chi này hoặc lấy chỗ nọ bù chỗ kia.

Năm là, khoản chi trả lương thêm cho giáo viên thực hiện chế độ tự chủ

còn thấp do nguyên nhân chủ quan là các trường không tiết kiệm được kinh phí, nguyên nhân khách quan là việc thu học phí vẫn nằm trong khung định mức của nhà nước.

Sáu là, chưa thực hiện nghiêm túc quy chế công khai tài chính, chậm trễ lập dự toán, lập báo cáo quyết toán, không trích lập đúng các quỹ theo quy định.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi TX NSNN

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông công lập tỉnh hưng yên (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w