Quảnlý chi nghiệp vụ chuyên môn

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông công lập tỉnh hưng yên (Trang 31 - 36)

Với các đơn vị HCSN khác nhau được đảm bảo bằng nguồn kinh phí

TX thì hoạt động nghiệp vụ chuyên môn ở mỗi ngành là khác nhau, trong đó hoạt động này ở các đơn vị sự nghiệp GD&ĐT là hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn của giáo dục THPT công lập như chi cho nghiên cứu, chi thuê mướn chuyên gia, giáo viên (trong nước, nước ngoài) để tư vấn, đào tạo cho đội ngũ giáo viên, chi phí tham quan học tập những điển hình tiên tiến về nghiên cứu và ứng dụng quy trình công nghệ hay phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục cho giáo viên và cán bộ quản lý ở trong nước và nước ngoài, chi bồi dưỡng học sinh giỏi… đây đều là những khoản chi mà xét về nội dung kinh tế của nó thực sự phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập trong nhà trường.

Quá trình lập dự toán đối với nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn

tương tự như quá trình lập dự toán của nhóm mục chi cho con người và cũng nằm trong dự toán chi TX mà các đơn vị lập hàng năm. Các trường THPT công lập bắt đầu lập nhu cầu chi ngân sách năm chi tiết theo mục lục NSNN gửi Sở GD&ĐT để tổng hợp và gửi Sở Tài Chính Hưng Yên vào tháng 8 của năm trước năm kế hoạch. Bản dự toán này nằm trong bản dự toán chi TX của năm của các đơn vị và hoàn thành chậm nhất trước ngày 31/12 năm trước năm kế hoạch. Tuy nhiên, để lập dự toán cho khoản chi này có những căn cứ riêng sau:

Một là, căn cứ vào số được cấp trên giao dự toán

Hai là, căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch của đơn vị, chẳng hạn một trường THPT ghi tên vào danh sách xây dựng trường chuẩn quốc gia cho năm tới thì con số dự toán của khoản chi này sẽ thường tăng lên

Ba là, căn cứ vào số liệu năm trước

Bốn là, căn cứ vào chủ trương, chính sách của ngành giáo dục, của chính quyền TP đối với các đơn vị trong giáo dục THPT công lập. Ví dụ nếu

ngành giáo dục có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho các trường nhiều hơn thì dự toán khoản chi này cũng sẽ tăng.

Thực tế trong quá trình lập dự toán, đa số các đơn vị còn tồn tại một thực trạng là một số khoản chi các đơn vị chưa lập được số chi cụ thể cho từng khoản mà dựa theo Nghị quyết 141/2010/NQ-HĐND dẫn đến tình trạng lập “đại khái” thành số tổng làm giảm tính minh bạch của dự toán khoản chi này. Sở GD&ĐT cũng như Sở Tài Chính chưa khắc phục được tình trạng này của các trường. Thực trạng này có nguyên nhân khách quan là nhiều khoản chi có số chi nhỏ nhặt và chưa liệt kê chi tiết trong mục lục NSNN; nguyên nhân chủ quan là từ trách nhiệm của kế toán viên và thủ trưởng đơn vị.

Về quá trình thực hiện: Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn phục vụ

trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giáo viên và học sinh. Hàng năm, sau khi có quyết định phê duyệt dự toán, quyết định phân bổ kinh phí của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tài Chính Hưng Yên thông báo cho KBNN và Sở GD&ĐT thông báo cho các trường. Các trường căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chế độ chính sách chi tiêu của Nhà nước, chủ động rút kinh phí từ KBNN để sử dụng khi có nhu cầu.

Theo số liệu thống kê ta có bảng 2.4 về tình hình thực hiện khoản chi này như sau:

Bảng 2.4 Tình hình thực hiện khoản chi nghiệp vụ chuyên môn Đơn vị: nghìn đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Thực chi TX cho giáo dục 112.267.319,6 115.925.623,5 133.470.291,1

THPT công lập Chi nghiệp vụ

chuyên môn 12.216.912,760 16.418.305,02 22.146.066,97

Theo dõi tình hình thực hiện khoản chi này ta thấy: về cơ bản các đơn vị thực hiện chi tương đối tốt. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn hàng năm đều tăng. Các khoản chi cho nghiệp vụ của ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi nghiệp vụ chuyên môn. Năm 2009, tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm 10.88% trong tổng chi TX cho khối THPT công lập; năm 2010, 2011 ngành giáo dục đã điều chỉnh tăng tỷ trọng khoản chi này lên mức 14,16% và 16,59%. Qua đây cũng đã thể hiện phần nào sự đầu tư của tỉnh, những nỗ lực cố gắng của ngành giáo dục, ngành tài chính, góp phần vào hiệu qủa quản lý chi TX và chất lượng của giáo dục THPT công lập tỉnh Hưng Yên.

Được sự quan tâm như vậy, số trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên theo từng năm học. Ngoài ra, ngành giáo dục và chính quyền tỉnh dang cụ thể hóa chương trình học đi đôi với hành, tăng cường nâng cao trình độ giáo viên THPT, tăng cường bổ trợ tin học và ngoại ngữ cho giáo viên cũng như học sinh từ đó xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, trình độ cao.

Về quyết toán: Quá trình quyết toán khoản chi này tương tự như qua

trình quyết toán các khoản chi cho con người. Về số quyết toán của khoản chi này thường bằng với số báo cáo thực hiện của các trường. Tuy nhiên các khoản chi trong nhóm mục chi này lúc lập dự toán thường “vo” thành tổng số nên nhiều trường không có chứng từ đầy đủ và hợp lệ gây khó khăn cho công tác thanh tra, thẩm tra và quyết toán của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính; làm giảm tính minh bạch trong chi tiêu của đơn vị. Nhưng các trường cũng gặp khó khăn khi một số khoản mua sắm nhỏ không có hóa đơn, chứng từ làm cho cho việc thuyết minh của các đơn vị gặp khó khăn.

Nâng cao chất lượng chuyên môn là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành giáo dục cũng như của mỗi nhà trường, nên hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo đều tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi ở tất cả các cấp học. Qua đó góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học cũng như công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên hoặc tổ chức những cuộc thi giáo viên THPT dạy giỏi. Hiện nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chiếm 94,73%, trên chuẩn chiếm 4,9% và năm 2011 vừa qua trong tổng 40 giáo viên của 20 trường tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi thì có đến 37 giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ quản lý cũng được nâng cao thông qua những khóa đào tạo về tin học, kiến thức về tài chính, được học hỏi mô hình đào tạo chất lượng cao THPT…

Hàng năm, chính quyền tỉnh và ngành giáo dục vẫn quan tâm tới công tác giáo dục mũi nhọn bằng những suất học bổng cho học sinh giỏi tỉnh và quốc gia. Cụ thể, năm 2009 chi học bổng là 203.180.000đ, năm 2010 là 202.820.000đ, năm 2011 là 203.960.000. Mặc dù là nhỏ bé nhưng cũng đóng góp to lớn vào việc động viên, khuyến khích giáo viên, học sinh và tạo nên những thành tích xuất sắc của công tác đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi: Trong nhiều kỳ thi giỏi quốc gia, tỉnh Hưng Yên đã giành được nhiều giải thưởng cao, đặc biệt tại kỳ thi quốc tế môn hóa học 1 huy chương đồng đã thuộc về tỉnh Hưng Yên.

Những kết quả đó đã ghi nhận những nỗ lực của ngành giáo dục, ngành Tài chính và chính quyền tỉnh.

Những hạn chế:

Trên thực tế, sự phân bổ NS cho các trường hiện nay còn thấp vì một trong số các nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản chi này thấp là do định mức phân bổ chi hoạt động của các trường được tính trên quỹ tiền lương. “Con số 20%” cho các mục chi còn lại này gây khó khăn cho nhiều trường: trường nào đông

học sinh, đông giáo viên thì số được phân bổ cao, có nhiều kinh phí để chi tiêu và ngược lại.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học phổ thông công lập tỉnh hưng yên (Trang 31 - 36)