TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHĐT & PT CẦN THƠ. 6.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
6.1.1 Những vấn đề còn tồn tại ở NHĐT &PT Cần Thơ
Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng mà cụ thể hơn đó là tín dụng ngắn hạn khá hiệu quả, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, gắn
với những mặt mạnh cũng như những điểm yếu đã phân tích ở phần đánh giá những thuận lợi và khó khăn, Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số vấn đề:
- Vốn huy động tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay ngắn hạn cũng như toàn bộ nhu cầu cho vay của Ngân hàng.
- Giá cả thị trường có nhiều biến động và tăng cao đã ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.
- Khối lượng tín dụng tăng cao nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Quan hệ trao đổi thông tin giữa Ngân hàng – khách hàng chưa được khai thác hiệu quả nhằm phục vụ cho quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng.
- Bị sự cạnh tranh khá mạnh mẽ của các Ngân hàng trong nước cũng như các Ngân hàng nước ngoài đang xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều.
- Tình hình nợ quá hạn còn nhiều bất cập ở một số ngành và thành phần kinh tế cụ thể như ngành Xây dựng và thành phần kinh tế Nhà nước, còn các thành phần khác cũng vẫn còn nhiều bất cập do tình hình biến động không ổn định.
- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chưa phân bổ đều cho các ngành nghề, chỉ tập trung ở một số lĩnh vực.
6.1.2 Nguyên nhân
Những vấn đề còn tồn tại ở trên là do những nguyên nhân vừa chủ quan, vừa khách quan:
- Số liệu về tình hình hoạt động của đơn vị đi vay chưa có độ tin cậy cao, điều này làm ảnh hưởng đến việc phân tích đánh giá một khoản vay.
- Các nghiệp vụ marketing của chi nhánh còn ít.
- Năng lực và khả năng quản lí của các cán bộ còn hạn chế, cán bộ quản lí còn thiếu tự chủ trong kinh doanh.
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng trên địa bàn còn hạn chế.
- Trên địa bàn ngoài sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại, còn có sự cạnh tranh của các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện nên môi trường kinh doanh của Ngân hàng ngày càng gay gắt và thị phần ngày càng bị chia nhỏ.
- Việc quản lí tín dụng vẫn theo lối cổ truyền, quá chú trọng vào tài sản đảm bảo của khách hàng và coi tài sản đảm bảo là yếu tố để quyết định cho vay nên làm giảm chất lượng tín dụng.
- Do các ngành nghề cũng như lĩnh vực hoạt động của các khách hàng chủ yếu của Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động của thị trường.
- Một số khách hàng có ý muốn chiếm dụng vốn của Ngân hàng.
6.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍNDỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẦN THƠ
6.2.1 Một số biện pháp mở rộng tín dụng ngắn hạn:
+ Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động bằng cách thành lập thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch tại các khu vực đông dân cư như các khu đô thị, khu công nghiệp…
+ Mở rộng quan hệ với khách hàng, gắn bó chặt chẽ với khách hàng giao dịch và quan hệ tín dụng. Lựa chọn kỹ khách hàng trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất và khả năng tài chính của khách hàng.
+ Nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm thủ tục giấy tờ…Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng.
+ Trang bị công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động của Ngân hàng để đáp ứng nhanh chóng, chính xác nhu cầu giao dịch của khách hàng, giảm bớt thực hiện giao dịch theo phương thức truyền thống, mở rộng thêm nhiều dịch vụ như E-Banking, Internet-Banking và Mobile-Banking…
+ Phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm mới, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cần mở rộng cho vay đối với nhiều tổ chức kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực.
+ Tập trung làm tốt công tác marketing, tăng cường chương trình tiếp thị và khuyến mãi như huy động dự thưởng, tặng quà cho khách hàng.
+ Xây dựng một cơ chế lãi suất phù hợp và linh hoạt.
6.2.2 Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng:
+ Ngân hàng nên thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng. Nắm bắt thông tin tốt sẽ giúp Ngân hàng có quyết
định cho vay đúng, hạn chế rủi ro. Bộ phận này phải năng động tìm kiếm biện pháp khai thác, xử lý và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả nhất, loại bỏ những thông tin sai lệch, giữ lại những thông tin cập nhật để thẩm định.
+ Về công tác phát vay: cần kiên quyết không cung ứng và thu hồi vốn tín dụng đối với các doanh nghịêp làm ăn thua lỗ, nợ nần dây dưa, mất uy tín trên thị trường.
+ Về công tác thu nợ: Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn của khách hàng, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo họ không sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến việc làm mất vốn của Ngân hàng. Đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, gửi giấy báo nợ đến khách hàng trước thời hạn thu nợ khoảng một tháng để họ chuẩn bị và nhắc nhở khách hàng, tận thu những khoản nợ quá hạn, nếu cần phối hợp với các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương để thu được nợ.
+ Hạn chế và xử lý nợ quá hạn:
Có thể nói việc phân chia nợ quá hạn theo thời gian còn nhiều bất cập, làm cho các ngân hàng dễ dàng che đậy những rủi ro rín dụng, phóng đại chất lượng tín dụng tốt làm cho công tác kiểm toán cũng khó khăn hơn khi xác định mức độ rủi ro của ngân hàng.
Theo quy định hiện hành trong việc trích dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định số 488/QĐ – NHNN thì mức trích dự phòng là 0%, 20% 50% và 100% nếu khoản tín dụng ở các trạng thái tương ứng là trong hạn, nợ quá hạn 180 ngày, nợ quá hạn từ 181-360 ngày, và nợ khó đòi quá hạn trên 360 ngày. Cách thức này không phản ánh được mức độ rủi ro tiềm ẩn của Ngân hàng. Các khoản vay trong hạn có nguy cơ khó thu hồi lại không được trích dự phòng, hoặc những khoản nợ được gia hạn lại không được tính là nợ xấu và không được trích dự phòng tương thích với mức độ rủi ro mà nó có thể gây nên cho Ngân hàng.
Thiết nghĩ Ngân hàng cần phân loại nợ dựa trên yếu tố rủi ro tín dụng, có thể chia ra làm hai loại: một là các khoản vay có mức độ rủi ro thấp, các rủi ro này đều chưa đe dọa đến nguy cơ khó thu hồi khoản vay. Và loại hai là các khoản vay liệt vào danh sách được theo dõi, được chia thành đang trong giai đoạn theo dõi,
nghi ngờ và có khả năng phải xóa nợ, đồng thời trích dự phòng rủi ro là 20% và 50%. nếu làm như vậy, Ngân hàng có thể quản lý tốt hơn đồng vốn của mình.
Chương 7