Các ngành khác

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 51 - 56)

3.Thương mại dịch vụ 4.Ngành 1.Công nghiệp 2 Xây

4.3.1.4 Các ngành khác

Với số liệu ở bảng 10, ta thấy dư nợ của Ngành khác có xu hướng tăng. Cụ thể dư nợ của Ngành khác qua các năm như sau:

Năm 2004, dư nợ của ngành là 11.723 triệu đồng. Đến năm 2005, dư nợ của ngành tăng lên đạt 15.565 triệu đồng và năm 2006, dư nợ của ngành tăng nhanh đến 126.589 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm trước lần lượt là 32,77% và hơn 713% làm cho tỷ trọng dư nợ của ngành tăng lên đến gần 18% trong khi năm

2004 và 2005, tỷ trọng dư nợ của ngành chỉ khoảng 2% tổng dư nợ theo ngành kinh tế. Có tình hình trên một phần là do xu hướng phát triển các ngành kinh tế hiện nay, các hình thức thương mại dịch vụ phát triển khá rộng rãi nên nhu cầu vốn của ngành tăng cao. Bên cạnh đó, do mới phát triển nên có các khách hàng làm ăn hiệu quả không cao do chưa đủ kinh nghiệm và chưa sâu sát được tình hình hiện tại của nhu cầu thị trường nên doanh số cho vay lớn hơn nhiều so với doanh số thu nợ, làm cho dư nợ của ngành tăng mạnh.

4.3.2 Theo thành phần kinh tế

Đồ thị 4: Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

4.3.2.1 Doanh nghiệp Nhà nước

Các doanh nghiệp Nhà nước có dư nợ tín dụng ngắn hạn cao nhất tại Ngân hàng, đồng thời chiếm tỷ trọng cao nhất hơn 70% trong năm 2004. Song những năm sau đó, tình hình lại có nhiều biến động, tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế này lại bị giảm rất mạnh, chỉ còn khoảng 49% trong hai năm 2005 và 2006. Tuy nhiên, thành phần này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất do đây là các khách hàng truyền thống mang lại nguồn thu lớn của NH ĐT & PT Cần Thơ.

49.21%73.13 73.13 1.23% 1.84% 23.80% Năm 0.39% 0.66% 23.04% 26.69% Nă 200 48.30 0.96% 3.02% 32.66 15.06% Năm 2006 2 Kinh tế tập 5 Kinh tế hỗn

Doanh nghiệp tư nhân 3

Hộ cá 4

Doanh nghiệp nhà nước 1

Về giá trị dư nợ ngắn hạn, năm 2004 dư nợ của doanh nghiệp Nhà nước của Ngân hàng là 399.753 triệu đồng. Đến năm 2005, dư nợ của thành phần này giảm xuống còn 380.727 triệu đồng với tốc độ giảm là 4,76% so với năm 2004. Sang năm 2006, dư nợ của thành phần kinh tế này tiếp tục giảm còn 39.845 triệu đồng, giảm hơn 10,74% so với năm 2005. Do tình hình kinh tế địa phương phát triển, hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh đều hoạt động có hiệu quả do đã biết nghiên cứu thị trường, có các biện pháp nâng cao tính cạnh tranh nên có khả năng trả nợ cho ngân hàng, điều này làm cho dư nợ của thành phần kinh tế này giảm trong giai đoạn gần đây mặc dù doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn tăng lên trong các năm qua.

4.3.2.2 Kinh tế tập thể

Trong ba năm 2004-2006, dư nợ tín dụng ngắn hạn của thành phần này bằng 0. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn của thành phần này rất ít, số lượng khách hàng thuộc loại hình kinh tế này cũng không tăng. Tuy năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn thành phần này tăng nhưng đã được thu hồi hết. Điều này làm cho dư nợ tín dụng của thành phần này bằng 0. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác nữa là do việc tích cực thu nợ của Ngân hàng và do việc cấp tín dụng cho kinh tế tập thể ngày càng ít đi mà nguyên nhân là do ở địa bàn Cần Thơ, thành phần kinh tế này khá ít.

4.3.2.3 Doanh nghiệp tư nhân

Dư nợ của thành phần kinh tế này trong ba năm trở lại đây khá biến động. Năm 2004, dư nợ của thành phần kinh tế tư nhân là 10.040 triệu, năm 2005 dư nợ của kinh tế này giảm xuống 55,24% còn 3.018 triệu và dư nợ này tăng lên 6.754 triệu đồng năm 2006.

Dư nợ của thành phần kinh tế này trong năm 2006 tăng lên rất nhanh so với năm 2005 là do hiện nay, tốc độ thành lập các doanh nghiệp tư nhân rất nhanh, bên cạnh đó mức sống của người dân hiện nay khá cao, họ cần nhiều sản phẩm chất lượng hơn, vì vậy các doanh nghiệp cần phải có nhiều vốn để có thể đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng nên doanh số cho vay đối với các khách hàng này tăng cao kéo theo dư nợ cũng tăng khá nhanh trong giai đoạn này. Tuy biến động như

vậy nhưng sự biến động của dư nợ lại phù hợp với tình hình biến động của doanh số cho vay và doanh số thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế này của Ngân hàng.

4.3.2.4 Hộ cá thể

Năm 2005, dư nợ của thành phần kinh tế hộ cá thể là 5.074 triệu đồng giảm hơn so với năm 2004 là 4.966 triệu tương đương 49,46% do trong năm này, công tác thu nợ được các cán bộ tín dụng thực hiện rất tốt, tỷ lệ thu hồi nợ rất cao (năm 2004 là 104,97% và năm 2005 tới hơn 262%). Đến năm 2006, dư nợ của thành phần kinh tế cá thể lại tăng lên rất nhanh. Cụ thể năm 2006 dư nợ của thành phần kinh tế cá thể là 21.241 triệu đồng, tăng lên so với năm 2005 là hơn 300% với tỷ trọng dư nợ cũng tăng lên 3,02% trong khi năm 2005, tỷ trọng dư nợ của thành phần này chỉ có 0,66%. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng cho vay cũng như luôn đáp ứng kịp thời vốn cho họ để họ mở rộng sản xuất kinh doanh nên làm cho tổng dư nợ của thành phần kinh tế cá thể tăng lên.

4.3.2.5 Kinh tế hỗn hợp

Thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHĐT & PT Cần Thơ là cao nhất nhưng dư nợ tín dụng ngắn hạn của thành phần này chỉ đứng thứ hai sau thành phần kinh tế Nhà nước.

Trong các năm gần đây mà cụ thể là từ năm 2004 đến 2006, dư nợ của thành phần kinh tế này luôn tăng trưởng do doanh số cho vay tăng nhanh trong ba năm này trong khi tỷ lệ thu hồi nợ thì chỉ đạt gần 70%. điều này làm cho dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này luôn tăng lên trong ba năm qua. Cụ thể,năm 2004 dư nợ của thành phần này là 130.134 triệu, năm 2005 là 178.273 triệu và năm 2006 dư nợ tăng lên đạt 229.786 triệu đồng. Sự tăng lên của dư nợ làm cho tỷ trọng dư nợ thành phần kinh tế hỗn hợp tăng lên từ hơn 23% năm 2004 lên 32,66% năm 2006. Nguyên nhân là do trong giai đoạn hiện nay, thành phần kinh tế phát triển khá nhanh và xu hướng của Ngân hàng là chuyển hướng tập trung vào cho vay thành phần kinh tế này nên doanh số cho vay của nó tăng lên khá nhanh, làm cho dư nợ của kinh tế hỗn hợp tăng lên.

4.3.2.6 Thành phần kinh tế khác

Dư nợ của thành phần kinh tế này trong hai năm 2005-2006 khá biến động. Năm 2005, dư nợ của thành phần này là 206.513 triệu đồng chiếm tỷ trọng

26,69% tổng dư nợ theo thành phần kinh tế. Năm 2006, dư nợ thành phần này giảm xuống còn 105.935 triệu đồng, tỷ trọng 15,06%. Sở dĩ dư nợ của thành phần này giảm xuống như vậy là do công tác thu nợ đối với thành phần này được thực hiện khá tốt và doanh số cho vay của các ngành thuộc thành phần kinh tế này trong năm 2006 giảm đi so với năm trước, làm cho dư nợ giảm.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 51 - 56)