Một số biện pháp Ngân hàng đã áp dụng trong thời gian qua để thu hồi nợ quá hạn ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 61 - 62)

4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN

4.4.3 Một số biện pháp Ngân hàng đã áp dụng trong thời gian qua để thu hồi nợ quá hạn ngắn hạn

thu hồi nợ quá hạn ngắn hạn

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh thất bại và doanh nghiệp không còn nguồn nào khác để trả nợ thì Ngân hàng tiến hành các biên pháp sau:

- Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì hoạt động trong một thời gian có thể dự đoán thì doanh nghiệp phải trả nợ trên một lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chưa thanh lý tài sản đảm bảo nợ vay nhằm tránh quy trình thu nợ mất nhiều thời gian tốn kém.

- Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ lớn không thể duy trì hoạt động và có thiện ý trả nợ, Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng vay để khách hàng tự

nguyện bán tài sản thế chấp và trả nợ cho Ngân hàng trong một thời gian chấp nhận đựợc. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho doanh nghiệp do phải bán gấp tài sản ở mức thấp và không đủ trả nợ cho Ngân hàng.

Các biện pháp trên mang tính thương lượng và chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thật sự thiếu tiền nhưng có thiện chí trả nợ. Ngược lại với bất cứ lý do không chính đáng nào cho thấy doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc cam kết của mình, vi phạm hợp đồng tín dụng thì Ngân hàng phải áp dụng biện pháp kiên quyết thu hồi nợ, đưa hồ sơ khởi kiện lên tòa án kinh tế, tòa dân sự, thuê luật sư xem xét các vụ kiện, phòng tín dụng tập trung hồ sơ liên hệ với các phòng kê biên, phát mãi tài sản thu hồi cho được số gốc và lãi.

- Ngân hàng khẩn trương liên hệ các ban nghành, cơ quan nội chính để hoàn tất hồ sơ, thủ tục phát mãi tài sản, bán đấu giá tài sản thế chấp đã có đủ hồ sơ và chuyển quyền sở hữu hợp pháp.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 61 - 62)