Nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank Chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 72 - 73)

- Phòng doanh nghiệp: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn từ tổ

4.2.5.Nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng

CN HỒ CHÍ MINH 4.1 Chiến lược phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng

4.2.5.Nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng

Đa dạng hóa sản phẩm:

Khách hàng của ngân hàng có nhiều tầng lớp khác nhau và nhu cầu tiền gửi của họ rất đa dạng. Do đó, các yếu tố tác động đến động thái và quyết định gửi tiền của khách hàng cũng rất phong phú. Một số cho rằng sự an toàn là quan trọng đối với họ, số khác cho rằng tiện lợi là quan trọng, và một số nữa cho rằng cung cách phục vụ của nhân viên quan trọng, trong khi hầu như ai cũng cho rằng yếu tố lãi suất là quan trọng. Đứng trước khách hàng có nhu cầu đa dạng và phong phú như vậy, cách phù hợp để thu hút họ là ngân hàng phải phát triển và sản phẩm đa dạng để họ có điều kiện lựa chọn. Tuy nhiên, đa dạng hóa nhưng không nên trùng lắp, mà phải đáp ứng với mọi nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, ngân hàng không thể ngồi chờ khách hàng có nhu cầu tìm đến với mình mà phải đi tìm khách hàng. Cấp một khoản cho vay tiêu dùng cũng như bán cho khách hàng một sản phẩm vật chất nào đó nên trước hết tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình, do đó đa dạng hóa sản phẩm là điều rất quan trọng.

Đối với các sản phẩm đã có nhưng doanh số thấp, ngân hàng cần phải nghiên cứu lại thị trường, tìm hiểu lý do để có sự điều chỉnh phù hợp.

Các sản phẩm hiện nay chủ yếu phục vụ cho khách hàng có thu nhập cao, thị trường khách hàng có thu nhập vừa và thấp có thể xem là một thị trường ngách ( thị trường nhỏ, có những đặc điểm riêng của nó, và các ngân hàng chưa đầu tư vào) đầy tiềm năng mà ngân hàng chưa thật sự quan tâm đến.

Tăng tỷ lệ tối đa trên tài sản đảm bảo

Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản cần tài trợ còn thấp, đối với cho vay mua xe là 90%, cho vay mua nhà không quá 70%. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác, kiến nghị ngân hàng tăng tỷ lệ này lên hơn nữa nhất là đối với những khách hàng thật sự tốt, khách hàng có quan hệ lâu năm, và xếp vào loại tốt.

Mức đề nghị: tỷ lệ tài trợ đối với mua xe là hơn 90%, đối với mua nhà là 80%. Tỷ lệ tài trợ tăng lên có thể tăng tỷ lệ rủi ro cho ngân hàng, nhưng rủi ro này ngân hàng có thể khắc phục được bằng cách tăng chất lượng thẩm định khách hàng, phối hợp với cơ quan mà khách hàng làm việc khi nguồn trả nợ vay của khách hàng từ lương.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank Chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 72 - 73)