Quy trình cho vay tiêu dùng tại Techcombank – Chi nhánh Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank Chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 43 - 48)

- Phòng doanh nghiệp: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn từ tổ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI TECHCOMBANK – CN HỒ CHÍ MINH

3.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Techcombank – Chi nhánh Hồ Chí Minh

ø Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ

Khách hàng có thể gặp, tiếp xúc trực tiếp với Lãnh đạo phòng hoặc cán bộ tín dụng để trình bày nhu cầu vay vốn của mình. Cán bộ tín dụng cũng có thể tìm kiếm khách hàng qua một số kênh như: công ty liên kết, internet, giới thiệu từ bạn bè,… Nếu khách hàng đến với ngân hàng lần đầu và chỉ muốn biết về sản phẩm của ngân hàng thì khách hàng sẽ được cán bộ tín dụng tư vấn và giải đáp thắc mắc xung quanh sản phẩm mà khách hàng đang có nhu cầu được cung cấp. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn và sử dụng sản phẩm, thì sẽ được cán bộ tín dụng hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn.

Thông thường khách hàng cá nhân, hồ sơ vay vốn chủ yếu gồm:

X Giấy đề nghị vay vốn

X Bản sao hộ khẩu, CMND, giấy đăng ký kết hôn (trường hợp có gia đình) hay giấy chứng nhận độc thân.

X Giấy xác nhận mức lương của cơ quan khách hàng đang làm việc và các giấy tờ khác chứng minh thu nhập của khách hàng vay.

X Giấy tờ liên quan đến TSĐB như giấy sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất, giấy tờ xe,… hợp đồng thế chấp, cầm cố,… (nếu cho vay có TSĐB).

Sau khi nhận hồ sơ của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành thu thập thông tin, tài liệu cần từ phía khách hàng, nguồn thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin.

ø Thẩm định tín dụng

Nội dung chính của thẩm định là xem xét khách hàng có thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ hay không.

Cán bộ tín dụng căn cứ vào từng hồ sơ vay vốn cụ thể, thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng và thực hiện việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng.

Thẩm định tín dụng bao gồm:

X Thẩm định khách hàng vay vốn: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh.

X Thẩm định phương án kinh doanh, dự án đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng.

X Thẩm định TSĐB của khách hàng.

Và trong báo cáo thẩm định, cán bộ tín dụng phải đánh giá nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời đưa ra ý kiến của mình về việc có cấp tín dụng hay không, cấp bao nhiêu.

Phân tích tín dụng còn giúp ngân hàng kiểm tra chính xác các thông tin mà khách hàng cung cấp, từ đó có những quyết định đúng đắn hơn.

ø Phê duyệt tín dụng

Ra quyết định tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy vai trò của người quyết định tín dụng rất quan trọng.

Cơ sở quyết định tín dụng:

Căn cứ theo quy trình thẩm định của cán bộ tín dụng, Trưởng phòng tín dụng sẽ tiến hành đánh giá sơ bộ về hồ sơ vay vốn có cần sửa chữa bổ sung vấn đề gì hay không. Ngoài những thông tin cung cấp, người ra quyết định còn phải dựa vào những thông tin sau: thông tin cập nhật từ thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động chung của Nhà nước, nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định, kết quả thẩm định tài sản (trong trường hợp có TSĐB).

Kết thúc giai đoạn này là việc ngân hàng từ chối hay chấp thuận cho khách hàng vay. Nếu từ chối, ngân hàng cần giải thích lý do cho khách hàng biết bằng thư hoặc trực tiếp gặp khách hàng.

ø Thông báo tín dụng

Sau khi khoản vay đã được phê duyệt, cán bộ tín dụng lập thông báo gởi khách hàng và công ty liên kết (nếu có) về nội dung đã được phê duyệt.

ø Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để cùng khách hàng đăng ký giao dịch TSĐB tại cơ quan có thẩm quyền. TSĐB phải được kiểm tra và đánh giá một cách chính xác, trung thực, tuân thủ theo quy định của ngân hàng. Sau khi ký hợp đồng thế chấp TSĐB tại cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tín dụng nhận và nhập kho giấy tờ đầy đủ bản chính TSĐB. Nếu khách hàng chưa mua bảo hiểm thì đề nghị khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản đó.

ø Giải ngân

Giải ngân là nghiệp vụ cung cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở tín dụng đã được cam kết trên hợp đồng.

Phương thức giải ngân tùy thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ giao tiền cho khách hàng hoặc cho người cung cấp của khách hàng. Cơ sở để ngân hàng thực hiện việc giải ngân là kế hoạch sử dụng vốn tín dụng nêu trên hợp đồng tín dụng.

Nhân viên hỗ trợ khách hàng điền nội dung hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ theo mẫu in sẵn của khách hàng, chữ ký và dấu. Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ và trình lên Ban Giám đốc ký hợp đồng. Các thủ tục rút tiền được thực hiện theo quy định hiện hành của ngân hàng.

Trong cho vay tiêu dùng, ngày giải ngân đầu tiên rất quan trọng vì căn cứ vào đó để người vay thanh toán mức góp cố định hàng tháng cho ngân hàng cho đến khi hết nợ vay.

ø Theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi vay

Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích. Đồng thời theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện ra những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợ vay.

Định kỳ theo đúng các điều khoản trả lãi vay đã thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng và trên cơ sở lịch trả lãi khoản vay của khách hàng do hệ thống GLOBUS cung cấp,

cán bộ tín dụng cung cấp thông báo bằng điện thoại cho khách hàng trước ngày trả lãi 5 ngày để đôn đốc khách hàng trả lãi tiền vay đúng hạn.

Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, Ban KS & HTTD rà soát lại toàn bộ các khoản vay chưa thu được trong tháng, lập danh sách cụ thể thông báo cho phòng kinh doanh để cán bộ tín dụng tiếp tục đôn đốc khách hàng trả tiền lãi trong tháng.

Đến trước hạn trả nợ gốc ít nhất 15 ngày, cán bộ tín dụng gửi thông báo nợ đến hạn cho khách hàng để khách hàng chuẩn bị nguồn tiền thanh toán nợ đến hạn.

Khi một khoản vay gặp vấn đề bất ổn, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu những nguyên nhân chính nào đưa đến tình trạng trên. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp ngân hàng có hướng giải quyết thích hợp. Nếu khoản vay mà cán bộ tín dụng nhận thấy không có khả năng thu hồi, sau khi có các biện pháp hỗ trợ thì tiến hành thanh lý bắt buộc và phát mãi TSĐB để tiến hành thu hồi nợ vay cho ngân hàng.

ø Thu nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng

Sắp đến kỳ hạn trả nợ, cán bộ tín dụng thường lên danh sách các khách hàng để nhắc nhở vì đôi lúc khách hàng không nhớ chính xác ngày thanh toán nợ cho ngân hàng, nếu không khoản nợ vay của khách hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn nếu không có nguyên nhân chính đáng để gia hạn nợ. Trường hợp khách hàng trả nợ vay không đúng kỳ hạn, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất phạt là 150% lãi suất vay.

Sau khi khách hàng thanh toán hết phần nợ gốc và lãi cho ngân hàng, hợp đồng tín dụng sẽ được thanh lý, cán bộ tín dụng lập hồ sơ giải chấp và giao trả lại giấy tờ bản chính liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank Chi nhánh Hồ Chí Minh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)