2.1. Cấu tạo và cách viết các chữ cái thường tiếng Việt (sắp xếp theo
sự đồng dạng về cấu tạo chữ) - Chữ cái c
+ Cấu tạo: Chữ cái c là một nét cong trái, chiều cao chữ là một đơn vị (2 ô vuông), chiều rộng 1,5 ô vuông.
+ Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1 (xem hình vẽ), viết nét cong về bên trái có điểm xa nhất nằm trên đường kẻ ngang 2 và quãng giữa 2 đường kẻ dọc 1 và 2, lượn xuống phía dưới về bên phải xuống đến đường kẻ 1 rồi đưa bút lên đến điểm dừng ở đường kẻ dọc 3 và trung điểm của hai đường kẻ ngang 1 và 2.
- Chữ cái o
+ Cấu tạo: chữ cái o là một nét cong kín, tỉ lệ chữ giống như chữ cái c. + Cách viết: Điểm đặt bút ở vị trí số 1 (xem hình vẽ), kéo bút sang bên trái xuống dưới chạm đến đường kẻ ngang 1, đưa bút lên phía trên vòng bên phải đến trùng khít với điểm đặt bút (vị trí 1). Chỗ rộng nhất của chữ O nằm trên đường ngang 2 từ trung điểm của đường kẻ dọc 1 và 2 đến đường kẻ dọc 3 (1,5 ô vuông).
+ Cấu tạo: Gồm một nét cong kín như chữ o có thêm dấu mũ “^” + Cách viết: Sau khi viết xong chữ o, từ điểm dừng bút trên đầu chữ o lia bút trên không rồi viết một nét gấp khúc từ trái qua phải. Hai chân dấu mũ không chạm đầu chữ cái o. Đỉnh của dấu mũ nằm ở trung điểm hai đường ngang 3 và 4.
+ Chữ cái ơ
+ Cấu tạo: Gồm một nét cong kín như chữ o có thêm dấu mũ “ ’ ”
+ Cách viết: Sau khi viết xong chữ o, từ điểm dừng bút trên đầu phía phải chữ o lia bút trên không rồi viết nét cong nhỏ chạm vào điểm dừng bút của chữ o.
- Chữ cái e
+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị (2 ô vuông), chiều ngang từ điểm đặt bút đến điểm dừng bút gần bằng 1 đơn vị. Chữ e gồm hai nét liền nhau: nét cong phải nối với nét cong trái (sách TV1 dùng cho giáo viên quan niệm về cấu tạo có hơi khác: chữ e là một nét thắt).
+ Cách viết: Từ điểm đặt bút cao hơn đường kẻ ngang 1 viết chéo sang phải, hướng lên trên, lượn cong tới đường kẻ ngang 3. Sau đó viết nét cong trái như viết chữ c. Điểm dừng bút ở trung điểm của hai đường ngang 1 và 2 và chạm và đường kẻ dọc 3.
- Chữ cái ê
+ Cấu tạo: Giống như chữ cái e có thêm dấu mũ “^”