môn Tập viết không có tiết học lí thuyết riêng về chữ viết và kĩ thuật viết chữ. Các kiến thức và kĩ năng sẽ được hình thành một cách tự nhiên thông qua việc tập viết. Vì tập viết là một công việc đòi hỏi sự làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm cao, theo một quy trình nghiêm nhặt, cần phải coi trọng nguyên tắc thực hành, tức phải coi dạy tập viết là dạy một kĩ năng. Việc rèn luyện kĩ năng trước hết đòi hỏi người học phải quan sát chính xác sản phẩm từ hình dáng, cấu tạo tới độ lớn của chữ, khoảng cách giữa các chữ, phải lặp đi lặp lại các thao tác viết chữ theo quy trình chung và theo quy trình viết mẫu của giáo viên. Chữ viết tiếng Việt được tạo bởi hệ thống chữ Latinh gồm nhiều nhóm chữ cái có đặc điểm riêng về cấu tạo, từ đó có quy trình viết chữ không giống nhau. Do vậy, nên thực hành viết các chữ theo nhóm chữ cái có cùng cấu tạo, kĩ năng viết chữ sẽ mau chóng được nâng cao. Có thể luyện viết trên những phương tiện khác nhau: viết vào vở tập viết, vở luyện chữ, bảng con, bảng lớp…
Để các kĩ năng viết chữ của học sinh được hình thành một cách tự nhiên và chắc chắn, nên cho các em thực hành tập viết ở hai mức độ:
- Tập liên kết các chữ cái (viết liền mạch). Chú ý điều tiết các nét chữ, viết dấu phụ, dấu thanh đúng vị trí và đúng quy trình.
Trong quá trình luyện kĩ năng viết chữ cho học sinh, giáo viên cần chú ý cho các em phân tích chữ mẫu và quy trình viết chữ. Cần nhắc học sinh ngồi viết đúng tư thế, để vở, cầm bút đúng cách, phối hợp một cách uyển chuyển các bộ phận cơ thể tham gia vào việc viết chữ.Việc đánh giá sản phẩm chữ viết của học sinh phải gắn liền với việc đánh giá các hoạt động viết chữ của các em.
8. Sinh viên thực hành phân tích sự vận dụng nguyên tắc thực hành trong một bài tập viết tự chọn.
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3