7 ngày sau cấy (mm)
3.3.1.2. Khả năng ức chế của các dịch chiết từ thực vật tới sự phát triển của nấm C gloeosporioides trên môi trường PDA.
của nấm C. gloeosporioides trên môi trường PDA.
Khả năng ức chế sự phát triển của nấm C. gloeosporioides trên môi trường PDA được thể hiện ở bảng 3.4.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 41
Bảng 3.4. Khả năng ức chế của các dịch chiết tới sự phát triển của nấm
C. gloeosporioides trên môi trường PDA (Viện BVTV - 2011) TT Dịch chiết Đường kính tản nấm
7 ngày sau cấy (mm)
Khả năng ức chế (%) Tháng 3 năm 2011 1 DC1 56,0 ± 0,91 -1,13 2 DC2 55,6 ± 1,52 -0,45 3 DC3 53,6 ± 1,28 3,16 4 DC4 54,6 ± 1,60 1,35 5 DC5 54,9 ± 1,13 0,90 6 DC6 53,8 ± 1,31 2,93 7 DC7 55,0 ± 0,46 0,68 8 DC8 36,4 ± 1,14 34,31 9 DC9 24,8 ± 0,32 55,30 10 DC10 53,9 ± 0,72 2,71 ĐC 55,4 ± 0,47 - Tháng 4 năm 2011 11 DC11 54,5 ± 1,26 0,91 12 DC15 52,8 ± 0,48 4,09 13 DC21 51,0 ± 1,00 7,27 14 DC22 53,0 ± 1,22 3,63 15 DC23 54,8 ± 0,85 0,45 16 DC24 51,5 ± 0,50 6,36 17 DC25 54,0 ± 0,91 1,82 18 DC27 52,5 ± 0,50 4,55 19 DC28 52,9 ± 1,66 3,86
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42 20 DC33 51,4 ± 0,90 6,59 21 DC36 46,5 ± 1,32 15,45 22 DC37 51,3 ± 1,11 6,82 23 DC38 51,8 ± 1,18 5,91 24 DC39 54,1 ± 1,61 1,59 25 DC40 54,3 ± 1,18 1,36 26 DC41 53,3 ± 1,15 3,18 ĐC 55,0 ± 0,71 -
Có 24 trong số 26 dịch chiết có khả năng ức chế sự phát triển của nấm
C. gloeosporioides trên môi trường PDA. Sau 7 ngày dịch chiết từ củ nghệ DC9 có khả năng ức chế sự phát triển của nấm cao nhất, khả năng ức chế đạt 55,30% so với đối chứng. Tiếp theo là dịch chiết từ củ gừng DC8 có khả năng ức chế sự phát triển của nấm là 34,31% và dịch chiết từ đài hoa cúc dã quỳ DC36 đạt 15,45%. Dịch chiết từ hành tây DC23 đạt khả năng ức chế thấp nhất 0,45% (bảng 3.4).
Hai dịch chiết từ cuống lá hoa hòe DC1 và lá hoa hòe DC2 không ức chế được sự phát triển của nấm mà còn kích thích nấm phát triển, sau 7 ngày đường kính tản nấm tương ứng là 56,0 mm và 55,6 mm trong khi đó đường kính tản nấm ở công thức đối chứng là 55,4 mm (bảng 3.4).
Cũng tương tự với các kết quả nghiên cứu của nấm B. cinerea, khả năng ức chế sự phát triển của nấm C. gloeosporioides trên môi trường của các dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của cùng một cây cũng khác nhau. Dịch chiết từ thân cây cúc dã quỳ DC27 và lá cây cúc dã quỳ DC28 chỉ đạt hiệu quả ức chế tương ứng 4,55% và 3,86% trong khi đó hiệu quả ức chế của dịch chiết từ rễ cây cúc dã quỳ DC33 đạt 6,59% và dịch chiết từ đài hoa cúc dã quỳ DC36 đạt 15,45% (bảng 3.4).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43 Trong tổng số 20 loài thực vật được nghiên cứu, dịch chiết của muồng lá tròn (Crotalaria mucronata), cỏ Siam (Eupatorium coelestinum) không có khả năng ức chế sự phát triển của nấm B. cinerea, dịch chiết từ cuống lá của hoa hòe không những không ức chế sự phát triển của cả 2 loài nấm B. cinerea
và C. gloeosporioides mà còn kích thích sự phát triển của các nấm này.
Các kết quả nghiên cứu đã đạt được cũng tương tự như các kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Thị Thanh & nnk 2006 [30]; Coetzee et al., 2008 [28]; Nduagu, Ekefan, Nwankiti, 2008 [54]; Mukleur Rahman et al., 2011[51] các dịch chiết từ thực vật có thể kìm hãm hay kích thích nấm B. cinerea và C. gloeosporioides phát triển trên môi trường nuôi cấy. Dịch chiết từ một loài thực vật có khả năng ức chế hay kích thích sự phát triển với các nấm không giống nhau khi chiết xuất từ các bộ phận khác nhau. .
Kết quả trên cũng cho thấy dịch chiết từ củ gừng DC8, dịch chiết từ củ nghệ DC9 và dịch chiết từ đài hoa cúc dã quỳ DC36 có triển vọng để sử dụng phòng trừ hai nấm B. cinerea và C. gloeosporioides.
Gừng Zingiber officinali và nghệ Curcuma longa là 2 loại cây trồng thuộc họ Zingiberaceae. Gừng và nghệ là cây gia vị, cây làm thuốc có gia trị kinh tế cao và được trồng khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Cúc dã quỳ
Tithonia diversifolia là một loài cây dại thuộc họ Asteraceae, cúc dã quỳ phân bố ở vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên, cúc dã quỳ báo hiệu mùa khô đã đến ở các vùng này khi hoa nở. Đặc điểm thực vật học của gừng, nghệ và cúc dã quỳ được trình bày trong bảng 3.5.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44
Bảng 3.5. Đặc điểm thực vật học của các cây có triển vọng sử dụng để phòng trừ nấm B. cinerea, C. gloeosporioides (Viện BVTV - 2011)
Tên cây TT
Việt Nam Khoa học
Họ Đặc điểm thực vật học
1 Gừng Zingiber officinali
Zingiberaceae - Cây thảo cao tới 1m
- Củ phân nhánh xoè ra như hình bàn tay, màu vàng, có mùi thơm
- Lá mọc so le
- Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuỳ gần bằng nhau nhọn
2 Nghệ Curcuma longa
Zingiberaceae - Cây cao 60 - 100 cm - Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, màu vàng đến màu cam sẫm
- Lá hình trái xoan, thon nhọn ở hai đầu - Hoa tự bung hình trụ ở ngọn 3 Cúc dã quỳ Tithonia diversifolia
Asteraceae - Dạng cây bụi cao tới 2-3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ
- Hoa màu vàng cam, đường kính khoảng 10 cm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45 Hình 3.2. Cây gừng (Zingiber officinali) Hình 3.3. Cây nghệ (Curcuma longa) Hình 3.4. Cây cúc dã quỳ (Tithonia diversifolia)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46