Những nghiên cứu về nấm Botrytis cinerea

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của các dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm gây bệnh thối xám (botrytis cinerea) và nấm gây bệnh thán thư (colletotrichum gloeosporioides) trên một số loại rau quả (Trang 29 - 30)

Nấm Botrytis cinerea đã được phát hiện trên nhiều loại cây trồng ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Nấm đã được phát hiện trên các cây cà chua, mận, đào, dâu tây v.v. Nấm là một yếu tố hạn chế đến khả năng bảo quản và chuyên chở của các loại quả sau thu hoạch ở nước ta (Viện BVTV, 1975; Đặng Vũ Thị Thanh, Hà Minh Trung, 1999) [12]; [4].

Trong những năm gần đây nấm Botrytis cinerea đã phát sinh và gây hại rất nghiêm trọng tại các vùng trồng cây ăn quả ôn đới Sa Pa - Lào Cai, Mộc Châu - Sơn La. Vào tháng 2 - 8 năm 1998 nấm đã là đối tượng chính gây bệnh thối xám cho dâu tây và phúc bồn tử ở vùng Sa Pa và Hà Nội. Gặp điều kiện mưa ẩm, trời âm u khóm dâu tây bị bệnh sẽ bị lụi. Có những vườn đào tại Sa Pa tỉ lệ quả bị nấm xâm nhiễm và gây hại lên tới 20%. Nấm không những xâm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 20 nhập và gây hại cho quả đào, mận trước thu hoạch mà còn tiếp tục gây thối quả sau thu hoạch. Nấm Botrytis cinerea đã trở thành yếu tố hạn chế cho việc mở rộng diện tích trồng đào, dâu tây ở miền Bắc Việt Nam. Nấm gây hiện tượng thối ngọn và thối quả cà chua. Nấm đã làm giảm năng suất cà chua đáng kể và đồng thời nấm còn làm giảm khả năng bảo quản, chuyên chở của cà chua. Vào vụ xuân trong điều kiện mưa ẩm nhiệt độ không quá cao và cũng không quá lạnh, có những vườn cà chua số cây bị nhiễm bệnh lên tới 30% (Đặng Vũ Thị Thanh và nnk, 2000) [5].

Tại vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) và vùng Lào Cai, Lâm Đồng đã phát hiện được 30 loại cây trong 16 họ thực vật đã bị nấm B. cinerea xâm nhiễm và gây hại. Trong các cây ký chủ có 21 loại cây lần đầu tiên được xác nhận là ký chủ của nấm ở Việt Nam như thuốc lá, bí ngô, rau diếp, húng quế, cà, chè v.v. Nấm thường gây hại trên chồi non, lá, nụ hoa và quả non của các cây. Gặp điều kiện ẩm ướt nấm thường làm cho các mô bệnh trở nên thối nhũn, trên bề mặt vết bệnh có 1 lớp mốc xám mọc. Các nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của nấm cũng đã được tiến hành. Các nguồn nấm B. cinerea

phân lập từ hoa hồng, cà chua, cải bắp, lạc, đào đều không phát triển trên môi trường PDA có chứa các loại thuốc trừ nấm hoá học Iroprodin trong khoảng nồng độ 75 - 600 ppm, Cacbendazim trong khoảng nồng độ 125 - 1000 ppm và Benomyl trong khoảng nồng độ 100 - 900 ppm. (Đặng Vũ Thị Thanh, Vũ Duy Hiện, Mai Văn Quân, 2008) [6].

Để phòng trừ nấm B. cinerea và phát triển bền vững sản xuất rau, hoa, quả việc tìm ra những chất trừ nấm chiết tách từ thực vật an toàn với con người, thân thiện với môi trường là một điều cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của các dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm gây bệnh thối xám (botrytis cinerea) và nấm gây bệnh thán thư (colletotrichum gloeosporioides) trên một số loại rau quả (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)