0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu sử dụng dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm gây bệnh cây

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CÁC DỊCH CHIẾT TỪ THỰC VẬT ĐỂ PHÒNG TRỪ NẤM GÂY BỆNH THỐI XÁM (BOTRYTIS CINEREA) VÀ NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ (COLLETOTRICHUM GLOEOSPORIOIDES) TRÊN MỘT SỐ LOẠI RAU QUẢ (Trang 31 -36 )

bệnh cây

Ngay từ thời xa xưa cha ông chúng ta đã biết dùng các dịch chiết từ thực vật để sử dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống cũng như trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sử dụng các dịch chiết từ thực vật để phòng trừ các loại nấm gây bệnh cây thì chưa có nhiều ứng dụng. Trong những năm gần đây một số nghiên cứu sử dụng dịch chiết thực vật để phòng trừ vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng đã được thực hiện ở Việt Nam.

Từ hạt cây neem (Azadirachta indica) nhập khẩu từ Ấn Độ về trồng tại Ninh Thuận, Bình Thuận. Quả neem được thu từ các cây 4, 5 tuổi, loại bỏ vỏ và phần thịt quả, hạt được sấy khô ở 500C. Từ 5 kg hạt chiết tách bằng ete dầu hoả thu được 970g cặn dầu sệt màu vàng nâu. Hoà tan cặn dầu sệt trong Methanol thu được 230g cặn sệt màu vàng sậm. Cặn tan trong Methanol cho

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22 chạy sắc ký cột nhanh 2 lần với hệ dung môi là ete dầu hoả và chloroform với độ phân cực tăng dần đã thu được 120mg tinh thể hình lăng trụ không màu Salanin. Xác định khả năng gây độc tế bào người và đánh giá hoạt tính đối kháng của salanin với các vi khuẩn Gram âm (E.coli, P. aeruginisa) và vi khuẩn Gram dương (B. subtilic, S. aureus) và các nấm mốc A. nigerF. oysporum, nấm men C. ablicanS. cerevisiae. Kết quả cho thấy Salanin không có tác dụng gây độc tế bào người nhưng lại có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định đặc biệt kháng mạnh với các nấm A. nigerC. ablican (Vũ Văn Độ, Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2006) [1].

Dịch chiết từ lá của cây Ageratum coryzoides (cỏ cứt lợn) đã được nghiên cứu để phòng chống bệnh đạo ôn và bệnh khô vằn hại lúa tại trường đại học Cần Thơ (Phan Thị Hồng Thuý, Nguyễn Chơn Tình, Bào Thanh Loan, Trần Thị Thu Thuỷ, 2010) [9]. Các tác giả đã nhận thấy rằng dịch chiết của cây Ageratum coryzoides ở nồng độ sử dụng từ 1 - 6% không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của các giống lúa Jasmine 85 và OM4498, dịch chiết có ảnh hưởng đến chiều dài rễ và chiều dài của mầm ở cả 2 giống. Nồng độ dịch chiết càng cao chiều dài rễ và chiều dài mầm càng giảm ở giống Jasmine 85. Xử lý hạt giống lúa Jasmine 85 bằng dịch chiết của cỏ Ageratum coryzoides ở các nồng độ 1,2 và 4% theo 2 phuơng pháp ngâm hạt vào dịch chiết hoặc chỉ trộn hạt với dịch chiết đều có khả năng hạn chế sự xâm nhiễm của nấm

Pirycularia oryzae vào cây lúa sau khi lây bệnh nhân tạo cho cây. Diện tích vết bệnh trên lá lúa ở công thức xử lý hạt giống ở nồng độ 4% chỉ đạt 14,2% trong khi đó ở công thức đối chứng diện tích vết bệnh trên lá lúa đạt tới 36,2%. Bằng cách phun dịch chiết cỏ Ageratum coryzoides trên lá lúa vào 25 và 35 ngày sau khi gieo các tác giả cũng nhận thấy rằng ở nồng độ dịch chiết 4% chiều dài của vết bệnh ở các công thức thí nghiệm đều giảm so với đối chứng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23 Đối với bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra dịch chiết của cỏ Ageratum coryzoides đã làm giảm được sự phát triển của bệnh trên thân cây lúa.

Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao chất lượng sau thu hoạch một số loại quả ôn đới ở Việt Nam và Australia” Viện Bảo vệ thực vật đã hơp tác với ACIAR đánh giá khả năng trừ nấm của các loại tinh dầu thực vật Thyme, Oregano và Cinnamon đã được khảo nghiệm với các loại nấm B.cinerea, M.fructicolaC. gloeosporioides gây hại trên quả đào tại Viện BVTV. Khả năng ức chế của các loại tinh dầu Thyme (Thymus zygis), Oregano (Origanum vulgare L.) và Cinnamon (Cinnamomum zeylanicum) tới sự phát triển của nấm B. cinerea đã được tiến hành trên môi trường PDA (Đặng Vũ Thị Thanh & nnk., 2006) [30].

Khả năng ức chế sự phát triển của nấm B. cinerea của Thyme và Oregano ở nồng độ 250 và 500 ppm là không rõ ràng. Ở nồng độ 1000 ppm cả 2 loại tinh dầu này đều có khả năng ức chế sự phát triển của nấm

B.cinerea. Tinh dầu Cinnamon có khả năng ức chế nấm B. cinerea phát triển từ nồng độ 250 ppm trở đi.

Khả năng ức chế bào tử nấm Botrytis cinerea nảy mầm của các tinh dầu ở các mức nồng độ thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ 240C. Các loại tinh dầu đã làm giảm khả năng nảy mầm của bào tử nấm. Nồng độ tinh dầu càng cao khả năng nảy mầm của bào tử nấm càng giảm. Sau 12 giờ trong tinh dầu Thyme ở nồng độ 1000 ppm bào tử nấm không nảy mầm, ở nồng độ 250 ppm có 34,2% bào tử nấm nảy mầm. Sau 18 giờ ở nồng độ 250 ppm bào tử nấm nảy mầm được 91,3% và ở nồng độ 1000 ppm bào tử nấm đã nảy mầm được 25,8%.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24 Khả năng ức chế của tinh dầu Oregano với sự nảy mầm của bào tử nấm

B. cinerea lớn hơn so với Thyme sau 18 giờ 73,8% bào tử nảy mầm ở nồng độ 250 ppm và 5,0% ở nồng độ 1000 ppm.

Nấm B. cinerea không nảy mầm trong dung dịch chứa tinh dầu Cinnamon trong tất cả các nồng độ nghiên cứu.

Tất cả các dầu Thyme, Oregano, Cinnamon đều có khả năng úc chế sự phát triển của nấm M. fructicola trên môi trường. Sau 2 ngày nấm có thể mọc trên môi trường chứa dầu Thyme 250 ppm và 500ppm, môi trường chứa Oregano 250 ppm. Sau 10 ngày kích thước của khuẩn lạc đạt 24,6 mm và 26,6 mm trong môi trường có chứa Thyme 250 ppm và 500 ppm. Kích thước của khuẩn lạc trong môi trường chứa Oregano đã có sự sai khác, ở nồng độ 250 ppm kích thước của khuẩn lạc là 27,7 mm, ở nồng độ 500 ppm kích thước của khuẩn lạc là 11,6 mm. Trong công thức đối chứng sau 10 ngày kích thước của khuẩn lạc là 84,1 mm. Cả 2 tinh dầu Thyme và Oregano đều ức chế sự phát triển của nấm M. fructicola ở nồng độ 1000 ppm. Tinh dầu Cinnamon có khả năng ức chế rất cao với sự phát triển của nấm M. fructicola. Nấm không phát triển được trên tất cả các nồng độ thí nghiệm.

Các tinh dầu Thyme và Oregano không những không ức chế sự phát triển của nấm C. gloeosporiodes ở các nồng độ 250 ppm và 500 ppm mà còn kích thích nấm phát triển hơn. So với đối chứng tản nấm mọc trên các môi trường chứa tinh dầu đều dày hơn, ở nồng độ 1000 ppm nấm mọc chậm hơn so với đối chứng nhưng tản nấm vẫn dày hơn.

Cũng giống như nấm M. fructicolaB. cinerea sự phát triển của nấm

C. gloeosporiodes đã bị ức chế hoàn toàn và không phát triển trong tất cả các nồng độ thử nghiệm của tinh dầu Cinnamon.

Song song với các nghiên cứu trên từ năm 2005 - 2008 Viện Bảo vệ thực vật đã kết hợp chặt chẽ giữa Phòng nghiên cứu hoá học BVTV - Viện Hoá học nghiên cứu chiết xuất và đánh giá khả năng trừ bệnh của một số dịch

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 25 chiết thực vật. Kết quả cho thấy hoạt chất Plumbagin chiết tách từ cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L) được dùng để phòng trừ bệnh chết cây địa lan do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra trong nhà lưới của Viện Bảo vệ thực vật. Kết quả khảo nghiệm trong nhà lưới đã chỉ ra rằng Plumbagin đã hạn chế được bệnh phát triển so với đối chứng không phun thuốc từ 45 - 57%. Hiệu quả này đạt xấp xỉ với hiệu quả phòng trừ bệnh bằng Agromycin (Nguyễn Thanh Trà, Đặng Vũ Thị Thanh, Lưu Tham Mưu, Dương Anh Tuấn, 2008) [10].

Trong năm 2007 Bộ môn Chẩn đoán Giám định Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành đánh giá khả năng phòng trừ nấm B.cinerea của 45 hợp chất chiết xuất từ 29 loài thực vật do bộ môn Hóa bảo vệ thực vật của Viện Hóa học cung cấp. Trong môi trường nuôi cấy 45 hợp chất đã được đánh giá có 18 hợp chất có khả năng ức chế nấm B. cinerea phát triển hoàn toàn và 16 hợp chất có khả năng ức chế tản nấm phát triển từ 50 - 80%. Trong tổng số 29 loại cây được khảo nghiệm hợp chất sinh học chiết xuất từ 12 loại cây thuộc các họ Lauraceae, Polygalaceae (Polygonum hydropiper), Rhamaceae, Melastomaceae (Cleodendrum godefroyi), đã có khả năng ức chế hoàn toàn các nấm B. cinereaC. gloeosporioides phát triển trên môi trường. Trong các hợp chất chiết xuất của các cây này đã phát hiện thấy thành phần chính trong hợp chất là các chất thuộc lớp chất Flavonoit và lớp chất Phenolic. Đồng thời kết quả khảo nghiệm cũng chỉ ra hợp chất sinh học chiết xuất theo các phương pháp khác nhau hay chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của cây khả năng ức chế nấm của hợp chất cũng sẽ thay đổi.

Các nghiên cứu sử dụng các hoạt chất sinh học chiết xuất từ thực vât có khả năng kháng nấm gây bệnh trên cây trồng ở nước ta hầu như chưa có. Kết quả thí nghiệm này đã gợi mở khả năng ứng dụng các hoạt chất sinh học của thực vật để phòng trừ các nấm gây bệnh cây.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 26

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CÁC DỊCH CHIẾT TỪ THỰC VẬT ĐỂ PHÒNG TRỪ NẤM GÂY BỆNH THỐI XÁM (BOTRYTIS CINEREA) VÀ NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ (COLLETOTRICHUM GLOEOSPORIOIDES) TRÊN MỘT SỐ LOẠI RAU QUẢ (Trang 31 -36 )

×