KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của các dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm gây bệnh thối xám (botrytis cinerea) và nấm gây bệnh thán thư (colletotrichum gloeosporioides) trên một số loại rau quả (Trang 77 - 79)

7 ngày sau cấy (mm)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Từ 20 loài thực vật đã chiết tách được 26 mẫu dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của cây. Trong số 26 dịch chiết có 23 dịch chiết có khả năng ức chế sự phát triển của nấm B. cinerea từ 1,71 - 53,88% và 24 dịch chiết có khả năng ức chế sự phát triển của nấm C. gloeosporioides từ 0,45 -55,30%. Dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của cùng 1 cây cũng có khả năng ức chế hay kích thích khác nhau với sự phát triển của nấm trong môi trường nuôi cấy.

2. Trong 20 loài thực vật được nghiên cứu, dịch chiết của muồng lá tròn (Crotalaria mucronata), cỏ Siam (Eupatorium coelestinum) không có khả năng ức chế sự phát triển của nấm B.cinerea, dịch chiết từ cuống lá của hoa hòe không những không kìm hãm sự phát triển của cả 2 loài nấm B. cinereaC. gloeosporioides mà còn kích thích sự phát triển của các nấm này.

3. Dịch chiết từ củ nghệ DC9 có khả năng ức chế sự phát triển của nấm

B. cinerea cao nhất (85,31-100%) sau đó là dịch chiết của đài hoa cúc dã quỳ DC36 (51,28 - 74,03%), dịch chiết từ củ gừng DC8 có khả năng ức chế thấp nhất (49,89 - 60,88%). Trong khoảng nồng độ từ 3500 - 5500ppm, ở các nồng độ càng cao thì hiệu quả ức chế của dịch chiết với sự phát triển của nấm B. cinerea càng cao.

4. Trong điều kiện in vitro, dịch chiết từ củ nghệ DC9 có khả năng ức chế sự phát triển của nấm C. gloeosporioides cao nhất (84,70 - 100%) sau đó là dịch chiết từ củ gừng DC8 (60,13 - 94,27%), dịch chiết từ đài hoa cúc dã quỳ DC36 có khả năng thấp nhất (40,62 - 55,91%). Trong khoảng nồng độ từ 3500 - 5500ppm, ở các nồng độ càng cao thì hiệu quả ức chế của dịch chiết với sự phát triển của nấm C. gloeosporioides càng cao.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 68 5. Trong điều kiện thí nghiệm trên nền bệnh nhân tạo trong nhà lưới dịch chiết từ củ nghệ DC9 nồng độ 4500ppm có khả năng hạn chế được sự phát triển của bệnh thối xám (B.cinerea) trên cà chua và thán thư (C.gloeosporioides) trên ớt. Hiệu lực phòng trừ tương ứng 65,18% và 62,78%. Dịch chiết từ củ gừng DC8 có hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư (C.gloeosporioides) là 42,45%, dịch chiết từ đài hoa cúc dã quỳ DC36 có hiệu lực phòng trừ bệnh thối xám (B.cinerea) chỉ đạt 28,25% ở nồng độ 6000ppm. Các dịch chiết DC8, DC9 và DC36 không ảnh hưởng đến sinh trưởng của ớt và cà chua.

2. Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện kỹ thuật chiết tách và đánh giá hiệu lực phòng trừ của các dịch chiết từ củ gừng DC8, dịch chiết từ củ nghệ DC9 và dịch chiết từ đài hoa cúc dã quỳ DC36 để phòng trừ bệnh thối xám và thán thư trong nhà lưới và trên đồng ruộng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 69

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của các dịch chiết từ thực vật để phòng trừ nấm gây bệnh thối xám (botrytis cinerea) và nấm gây bệnh thán thư (colletotrichum gloeosporioides) trên một số loại rau quả (Trang 77 - 79)