CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MAGNESIUM

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ phối hợp với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl cho phẫu thuật chi dưới (Trang 28 - 29)

- PH thuộc khoản g: 5, 5– 7

1.6. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MAGNESIUM

SULPHATE ĐỂ GIẢM ĐAU VÀ DỰ PHÒNG ĐAU SAU MỔ.

Trên thế giới đã có các nghiên cứu dùng MgSO4 GTTS, tê NMC và truyền tĩnh mạch để giảm đau sau mổ cho kết quả an toàn và khả quan [38], [47], [54], [60], [73], [75].

Tramer MR và Cs (1996), truyền MgSO4 để giảm đau cho phẫu thật cắt bỏ tử cung qua đường bụng, kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ [76]. Ko SH và Cs (2001), truyền MgSO4 để giảm đau cho phẫu thật cắt bỏ tử cung qua đường bụng, kết quả MgSO4 không có tác dụng giảm đau sau mổ [59]. Levaux CH (2003) [60], sử dụng MgSO4 truyền tĩnh mạch cho mổ chỉnh hình lớn ở vùng thắt lưng, kết quả kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ.

Bhatia. A Và Cs (2004), truyền MgSO4 để giảm đau cho phẫu thật mổ mở cắt bỏ túi mật, kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ [36].

Năm 2005, nghiên cứu của Ozalevli M, Cetin TO và cộng sự. Kết hợp liều 50mg magnesium sulphate với hỗn hợp thuốc bupivacain và fentanyl để gây tê tủy sống kết quả an toàn, kéo dài thời gian vô cảm mà không làm tăng thêm các tác dụng phụ khác [67].

Nghiên cứu Bilir.A (2007) [38], dùng MgSO4 kết hợp bupivacain- fentanyl gây tê NMC cho thấy MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ mà không làm tăng thêm các tác dụng phụ khác.

Năm 2007, nghiên cứu của Shoebi G, Sadegi M và cộng sự. Dùng MgSO4 với lidocain GTTS mổ lấy thai có tác dụng kéo dài thời gian vô cảm mà không làm tăng thêm các tác dụng phụ [73].

Hwang JY (2007) [56], sử dụng MgSO4 tiêm tĩnh mạch sau GTTS trong phẫu thuật thay khớp háng. Kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ.

Cheol Lee và Cs (2008), truyền MgSO4 tĩnh mạch để giảm đau cho các phẫu thuật bụng lớn. Kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ [44].

Năm 2009, nghiên cứu của Ghrab BE và cộng sự. Việc bổ sung 100mg MgSO4 vào bupivacain-morphine và fentanyl để GTTS cho mổ lấy thai làm kéo dài thời gian vô cảm một cách có ý nghĩa mà không làm gia tăng các tác dụng phụ [54].

Dabbagh.A và Cs (2009) [47], sử dụng tiêm tĩnh mạch MgSO4 kết hợp GTTS trong mổ chi dưới, rút ra kết luận MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ.

Năm 2010, nghiên cứu của Malleeswaran.S, Panda.N và cộng sự. Kết hợp 50mg MgSO4 với hỗn hợp bupivacain-fentanyl GTTS cho mổ lấy thai ở sản phụ bị TSG nhẹ. Kết quả MgSO4 có tác dụng giảm đau sau mổ mà không làm gia tăng thêm các tác dụng phụ khác [62].

Năm 2010, nghiên cứu của S.Ouerghi và cộng sự. Sử dụng 50mg MgSO4 phối hợp morphin và fentanyl để gây tê tủy sống cho giảm đau dự phòng sau phẫu thuật lồng ngực. Kết quả MgSO4 GTTS có tác dụng hợp đồng giảm đau sau mổ mà không làm tăng tác dụng phụ của opioid [66].

Năm 2011, nghiên cứu của Gholamreza Khalili và cộng sự. Cho 100mg MgSO4 vào 10mg bupivacain GTTS cho mổ chi dưới làm kéo dài thời gian khởi tê, làm giảm tiêu thụ lượng thuốc giảm đau sau mổ mà không làm gia tăng các tác dụng phụ [53].

Một phần của tài liệu đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của magnesium sulphate truyền tĩnh mạch trong mổ phối hợp với gây tê tủy sống bằng bupivacain và fentanyl cho phẫu thuật chi dưới (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w