Mối liên quan giữa EBV và UTVMH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số khía cạnh đáp ứng miễn dịch tế bào và tìm EBV ADN trong máu ngoại vi bệnh nhân ung thư vòm mũi họng thể không biệt hóa (Trang 25 - 28)

1.3.1. Một số bệnh liên quan đến EBV.

EBV là thành viên của họ Herpes virus. Cho đến nay ng−ời ta đã biết đến ba bệnh có liên quan chặt chẽ đến nhiễm EBVđó là: BL, MI, UTVMH [85]. Đặc điểm mắc các loại bệnh này liên quan tới tập quán sinh hoạt và đặc điểm kinh tế khu vực. Bệnh BL đ−ợc phát hiện từ năm 1950 ở trẻ em Uganda, bệnh th−ờng biểu hiện sớm tr−ớc 3 tuổi. ở những n−ớc công nghiệp phát triển, bệnh gặp ở tuổi thanh niên [144].

ở Việt nam, thăm dò ở xã Dục Tú [8] cho thấy trẻ em tr−ớc 9 tuổi tỷ lệ nhiễm EBV rất thấp (2,4-6,8%), nh−ng tỷ lệ thanh niên nhiễm EBV cao (>90%).

1.3.2. Các KN EBV, giá trị trong chẩn đoán và theo dõi bệnh.

Cho đến nay các KN của EBV đã đ−ợc biết t−ơng đối đầy đủ [69], [70], [77]. Kháng nguyên màng (Membrant Antigen- MA) là loại KN đ−ợc nghiên cứu đầy đủ nhất vì đó là KN quan trọng để nghiên cứu sản xuất vaccin chống EBV. KN này ít đ−ợc sử dụng trong UTVMH. KN nhân (Epstein Barr Nuclear Antigen - EBNA) nằm trong nhân của tế bào bị chuyển dạng bởi EBV. KT chống EBNA là IgG. Phản ứng này ít đ−ợc dùng trong chẩn đoán, nó có thể tăng trong một số UT khác nh− UT phế quản UT vùng đầu cổ nói chung không riêng UTVMH kể cả một số sarcoma, nh−ng lại có ý nghĩa lớn trong theo dõi UTVMH. Tỷ lệ đồng biến giữa sự thay đổi

hiệu giá của KT chống KN này tr−ớc và sau điều trị là 85% [9]. KT chống KN sớm (Early Antigen - EA) là IgA, IgA/EA có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi UTVMH [9], [17], [19]. KN màng xác định từ lympho (Lymphocyte Determine Membrant Antigen - LYDMA), KN này đ−ợc xác định qua tế bào lympho T của cá thể nhiễm EBV. KN vỏ (Viral Capsid Antigen - VCA) nằm trong tế bào nhiễm EBV. Đây là loại KN quan trọng nhất trong nghiên cứu UTVMH kể cả trong sàng lọc, chẩn đoán, theo dõi trong và sau điều trị vì chúng có hiệu giá thay đổi có ý nghĩa khi mắc UTVMH, sau điều trị khi đã lui bệnh và cả khi bệnh tái phát [9], [16], [17], [19], [40], [46], [48], [145].

1.3.3. Một số nghiên cứu ứng dụng HT học chống EBV trên thế giới và tại Việt nam trong UTVMH

Tại Trung Quốc, để sàng lọc ng−ời ta tiến hành xét nghiệm IgA/VCA trong một quần thể cho những thanh niên khoẻ mạnh, phát hiện 1.400 ng−ời có HT (+). Theo dõi các đối t−ợng liên tục, sau 5 năm đã phát hiện ra 70 ng−ời UTVMH. Nh− vậy khả năng phát hiện qua sàng lọc của ph−ơng pháp này cao gấp hàng trăm lần (70 / 1.400) so với tỷ lệ phát hiện bệnh tự nhiên [138]. Tại Việt nam, sàng lọc ch−a thực hiện đ−ợc trên quy mô rộng, nh−ng một thăm dò tại xã Th−ợng Đình đã phát hiện 4 tr−ờng hợp UTVMH qua phản ứng HT IgA/VCA chỉ điểm mà ch−a có biểu hiện lâm sàng [42]. Để chẩn đoán, Desgranges cho thấy trong 85% bệnh nhân UTVMH có IgA/VCA cao gấp 40 lần so với BL và MI [65], [66], [141], [142].

Để theo dõi bệnh, tại rất nhiều quốc gia HT học chống EBV đã đ−ợc sử dụng. Tại Cộng hoà Pháp, nghiên cứu về MD của UTVMH với EBV đã đ−ợc khẳng định là một chiến l−ợc lâu dài [66], [134]. Tại Việt nam, nhiều đề tài về HT chống EBV nh− IgA/VCA, IgG/EBNA, IgG/EA đã đ−ợc thực hiện và cho kết quả phù hợp lâm sàng cao [9], , [15], [17], [37], [40]. Hiệu

giá thay đổi đồng biến với sự thoái giảm của bệnh [6]. Thay đổi đồng biến 88,6% trong điều trị và 90,9% trong tái phát sớm [15], [17]. Để tiên l−ợng bệnh, Desgranges cho biết, 61% số bệnh nhân sống trên 5 năm nếu có phản ứng HT giảm sau điều trị, 50% sống d−ới 5 năm nếu phản ứng HT tăng hoặc không giảm sau điều trị [142].

1.3.4. Cơ chế vận chuyển và thâm nhiễm vào tế bào biểu mô của EBV.

Mặc dù có nhiều cách giải thích khác nhau nh−ng hiện nay cơ chế vẫn ch−a rõ ràng, vẫn tồn tại 3 cách giải thích khác nhau:

1-Theo Ivan Roitt thì chỉ có lympho B mới có thụ thể cho EBVxâm nhập, còn tế bào niêm mạc thì không có thụ thể đó [117]. Nh−ng khi tế bào biểu mô UT thì sự biểu lộ của MHC thay đổi, MHC này xuất hiện, nó có thể cho EBV gắn vào và chuyển EBV vào trong tế bào.

2. TheoYoung và Bilaud thì tất cả các tế bào biểu mô VMH bình th−ờng và cả các tế bào biểu mô UTVMH đều có thụ thể với EBV. Mặc dù nó xâm nhập đ−ợc vào tế bào và genom của nó có mặt trong tế bào UT nh−ng mối liên quan giữa UTVMH và EBV vẫn ch−a đ−ợc chứng minh (trích dẫn từ 33).

3- Theo Desgranges thì EBV đ−ợc gắn với IgA đặc hiệu dạng dimère, IgA này có thể đi qua niêm mạc và kéo theo EBV vào trong tế bào biểu mô niêm mạc, qua đó EBV có thể ra cả dịch tiết n−ớc bọt. Ng−ời ta đã chứng minh đ−ơc sự có mặt của EBV trong n−ớc bọt của bệnh nhân UTVMH [64], [69], [142].

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ EBV thâm nhiễm vào tuyến n−ớc bọt [62]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số khía cạnh đáp ứng miễn dịch tế bào và tìm EBV ADN trong máu ngoại vi bệnh nhân ung thư vòm mũi họng thể không biệt hóa (Trang 25 - 28)