Chỉ số và biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm các típ mô bệnh học của ung thư phổi không tế bào nhỏ (Trang 30 - 88)

• Đặc điểm nhân trắc:

o Tuổi: được phân thành các nhóm tuổi sau: + 31-40 tuổi + 41-50 tuổi + 51-60 tuổi + 61-70 tuổi + > 70 tuổi o Giới: nam, nữ • Đặc điểm đại thể: o Vị trí u:

 Phổi phải: thùy trên-giữa-dưới  Phổi trái: thùy trên-dưới

o Kích thước u: chia ra các nhóm như sau:  ≤3cm

 3-5cm  >5cm • Đặc điểm vi thể:

o Típ MBH trước và sau phẫu thuật theo phân loại WHO 2004 (phần tổng quan, trang 15-21)

o Xác định tình trạng di căn hạch vùng

o Xác định độ biệt hóa của ung thư biểu mô vảy theo phân loại của WHO:

 Biệt hóa cao: sừng hóa lan tỏa, cầu nối gian bào rõ  Biệt hóa vừa: sừng hóa rõ nhưng không lan tỏa

 Biệt hóa thấp (kém): sừng hóa chỉ xuất hiện ở một vài ổ nhỏ, cầu nối gian bào không rõ

o Xác định thứ típ MBH trên bệnh phẩm sau phẫu thuật theo phân loại WHO 2004

o Sự phù hợp chẩn đoán trước và sau phẫu thuật:  Của UTBM tuyến

 Của UTBM vảy

 Tỷ lệ âm tính giả = c/n  Tỷ lệ dương tính thật = d/m  Tỷ lệ dương tính giả = b/m Trong đó:

Bị ung thư Không bị ung thư Xét nghiệm MBH trước PT dương tính a b Xét nghiệm MBH trước PT âm tính c d n m 2.2.8. Hạn chế sai số

• Khai thác thông tin từ nhiều nguồn

• Đảm bảo kỹ thuật cắt nhuộm tiêu bản HE

• Hội chẩn các trường hợp khó, nhuộm PAS, nhuộm HMMD để chẩn đoán phân biệt

• Thực hiện đúng quy trình nhuộm HMMD có mô chứng để hạn chế âm tính giả và dương tính giả

2.2.9. Xử lý số liệu

 Các thuật toán được sử dụng để xử lý số liệu: • Tính tỷ lệ %

• Tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn

• So sánh hai giá trị trung bình bằng thuật toán T-student • So sánh hai tỷ lệ bằng thuật toán Chi-Square

 Các thuật toán thống kê y học được sử dụng trên phần mềm SPSS 16.0.

2.2.10. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu từ 01/01/2011 đến 30/6/2013 tại Trung tâm Giải phẫu bệnh – Tế bào học Bệnh viện Bạch Mai và Khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108

2.2.11. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu

Tất cả các thông tin khai thác từ bệnh nhân và hồ sơ bệnh án đều được giữ bí mật.

Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, đánh giá tiên lượng bệnh, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng chấm đề cương luận văn Bác sỹ nội trú bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội thông qua và Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện TWQĐ 108 cho phép sử dụng số liệu của Bệnh viện.

Chương 3 KẾT QUẢ

3.1. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi và giới tính

Bảng 3.1: Phân bố bệnh theo nhóm tuổi và giới tính

Giới Nam Nữ Tổng n % n % n % 31 – 40 2 6,1 0 0 2 4,2 41 – 50 2 6,1 1 6,7 3 6,2 51 – 60 14 42,4 6 40,0 19 41,7 61 –70 14 42,4 7 46,6 23 43,7 ≥ 71 1 3,0 1 6,7 2 4,2 Tổng 33 100 15 100 48 100 X ± SD 58,5 ±9,1 59,3 ± 6,7 58,7±8,3

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới của bệnh nhân theo nhóm tuổi

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới Nhận xét:

Trong tổng số 48 trường hợp UTP được nghiên cứu, chúng tôi thấy: tuổi mắc bệnh cao nhất là 79, thấp nhất là 31. Tuổi trung bình mắc là 58,7± 8,3. Bệnh nhân nhóm tuổi 61-70 có tần suất hay gặp nhất (43,7%) và nhóm tuổi 51-70 chiếm tới 85,4%.

Nam giới: có 33 trường hợp. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nam là 58,5± 9,1, tuổi cao nhất là 77, tuổi thấp nhất là 31.

Nữ giới: có 15 trường hợp. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nữ là 59,3±6,7, tuổi cao nhất là 72, tuổi thấp nhất là 48.

So sánh tuổi trung bình của hai nhóm bệnh nhân nam và nữ: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0.05

Tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1 với p<0.05.

3.2. Hình thái bệnh học ung thư phổi

3.2.1. Vị trí khối u trên Xquang

Bảng 3.2: Vị trí khối u trên Xquang

Vị trí u n Tỷ lệ %

Phổi phải Thuỳ trên 18 37,5

Thuỳ giữa 6 12,5

Thuỳ dưới 8 16,7

Phổi trái Thuỳ trên 11 22,9

Thuỳ dưới 5 10,4 Tổng 48 100,0 37,5% 12,5% 16,7% 10,4% 22,9%

Hình 3.1. Vị trí u trên X quang

Nhận xét:

Ung thư phổi phải (66,7%) gặp nhiều hơn gấp 2 lần phổi trái (33,3%) với p<0,05. Vị trí u ở thùy trên phổi phải chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,5% tiếp đến là u ở thùy trên phổi trái 22,9%. Vị trí u ở thùy dưới phổi trái chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10,4% (p>0,05).

3.2.2. Kích thước u Bảng 3.3: Kích thước u Kích thước u n % ≤3cm 27 56,3 3-5cm 15 31,2 >5cm 6 12,5 Tổng 48 100

Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo kích thước u

Nhận xét:

U có kích thước ≤3cm chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,3% tiếp đến là u có kích thước 3-5cm chiếm 31,2% và u có kích thước trên 5cm chiếm tỉ lệ thấp nhất là 12,5% (p<0,05).

3.2.3. Tình trạng di căn hạch vùng

Hạch vùng n %

Có di căn 15 31,2

Không di căn 33 68,8

Tổng 48 100

Nhận xét:

Trong 48 trường hợp ung thư phổi có 15/48 trường hợp có di căn hạch vùng, chiếm tỷ lệ 31,2% và 33/48 trường hợp không thấy di căn hạch vùng chiếm tỷ lệ 68,8%. Như vậy tình trạng không di căn hạch chiếm tỷ lệ cao hơn so với tình trạng có di căn hạch với p<0,05.

3.2.4. Các típ mô bệnh học ung thư phổi trước và sau phẫu thuậtBảng 3.5: Các típ MBH ung thư phổi Bảng 3.5: Các típ MBH ung thư phổi

Típ MBH Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật n % n % UTBM tuyến 38 79,2 39 81,3 UTBM vảy 3 6,2 3 6,2 UTBM tuyến-vảy 0 0 3 6,2 UTBM TBL 0 0 2 4,2 Carcinosarcoma 1 2,1 1 2,1 NSCLC 1 2,1 0 0 Viêm 5 10,4 0 0 Tổng 48 100 48 100 Nhận xét:

Tỷ lệ ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất trên cả sinh thiết trước phẫu thuật (79,2%) và sau phẫu thuật (81,3%).

Trước phẫu thuật có 3 trường hợp UTBM vảy (6,2%), 1 trường hợp UTBM dạng sarcoma (2,1%), 1 trường hợp UTBM không tế bào nhỏ (2,1%) và 5 trường hợp viêm (10,4%). UTBM tuyến vảy hay UTBM tế bào lớn

không chẩn đoán xác định được trên sinh thiết mà thường được chẩn đoán là UTBM vảy hoặc UTBM tuyến hoặc UTBM loại không tế bào nhỏ.

Sau phẫu thuật UTBM vảy và UTBM tuyến vảy đều gặp 3 trường hợp (6,2%), UTBM tế bào lớn gặp 2 trường hợp (4,2%) và UTBM dạng sarcoma gặp 1 trường hợp (2,1%).

3.2.5. Phân bố típ MBH sau phẫu thuật theo giới

Bảng 3.6: Phân bố típ MBH sau phẫu thuật theo giới

Giới Týp MBH Nam Nữ n % n % UTBM tuyến 27 81,8 12 80,0 UTBM vảy 2 6,1 1 6,7 UTBM tuyến-vảy 1 3,0 2 13,3 UTBM TBL 2 6,1 0 0,0 Carcinosarcoma 1 3,0 0 0,0 Nhận xét:

Ở nam giới, tỷ lệ mắc UTBM tuyến là 81,8%, UTBM vảy là 6,1% và UTBM tuyến vảy là 3,0%. Trong khi đó, ở nữ giới, tỷ lệ mắc UTBM tuyến là 80,0%, UTBM vảy là 6,7% và UTBM tuyến vảy là 13,3%.

So sánh tỷ lệ mắc UTBM tuyến giữa hai nhóm bệnh nhân nam và nữ thấy không có sự khác biệt với p>0,05

So sánh tỷ lệ mắc UTBM tuyến và UTBM vảy ở cả hai nhóm bệnh nhân nam và nữ đều cho thấy tỷ lệ UTBM tuyến cao hơn so với UTBM vảy với p>0,05.

3.2.6. Thứ típ mô bệnh học sau phẫu thuật

Bảng 3.7: Thứ típ MBH sau phẫu thuật

Típ Thứ típ Số bệnh nhân (n)

Tỷ lệ %

UTBM vảy Biệt hóa cao

Biệt hóa vừa

2 1 66,7 33,3 UTBM tuyến Nhú Chùm nang Hỗn hợp Đặc chế nhày 9 21 8 1 23,1 53,8 20,5 2,6 UTBM TV 2 UTBM TBL 2 UTBM dạng sacôm 1 Tip khác 0 Nhận xét:

Trong ung thư biểu mô vảy loại biệt hóa cao gặp 66,7%, loại biệt hóa vừa gặp 33,3%, không gặp loại kém biệt hóa.

Trong ung thư biểu mô tuyến loại chùm nang gặp 53,8%, loại nhú gặp 23,1%, loại hỗn hợp gặp 20,5% thấp nhất là loại đặc chế nhày 2,6 %, không gặp loại tiểu phế quản phế nang.

Hình 3.2. UTBM vảy biệt hóa cao với hình ảnh cầu sừng. HE x100. BN Nguyễn Văn H, nam 59 tuổi. Mã số: M 4568

Hình 3.3. UTBM tuyến thứ típ chùm nang với các tế bào u dạng trụ, nhân lệch đáy, xếp thành các ống tuyến, lòng tuyến có chất nhầy.

Hình 3.4. UTBM tuyến nhú với các nhú phân nhánh phức tạp, trục liên kết rõ, tế bào u loại trụ, kích thước không đều, nhân lớn, mất cực tính, ưa

kiềm. HE x 100. BN Cao Thị L, nữ 68 tuổi. Mã số:M2881

Hình 3.5. UTBM tuyến thứ típ hỗn hợp.

HE x100. BN Lê Văn S, nam 56 tuổi. Mã số: N1114

3.3. Đối chiếu típ mô bệnh học trước và sau phẫu thuật

PL sau PT UTBM tuyến UTBM vảy UTBM tuyến- vảy UTBM TBL Carcin osarco ma UTBM tuyến 37 0 1 0 0 38 UTBM vảy 0 2 1 0 0 3 Carcinosarcoma 0 0 0 0 1 1 U ác tính 0 0 0 1 0 1 Viêm 2 1 1 1 0 5 Tổng 39 3 3 2 1 48 Nhận xét:

Trong 39 trường hợp UTBM tuyến được chẩn đoán sau phẫu thuật có 37 trường hợp đã được chẩn đoán trên sinh thiết kim, 2 trường hợp còn lại được chẩn đoán là viêm.

Trong 3 trường hợp UTBM vảy được chẩn đoán sau phẫu thuật có 2 trường hợp đã được chẩn đoán trên sinh thiết kim, 1trường hợp còn lại được chẩn đoán là viêm.

Trong 3 trường hợp UTBM tuyến vảy được chẩn đoán sau phẫu thuật thì trên sinh thiết kim có 1 trường hợp được chẩn đoán là UTBM tuyến, 1 trường hợp chẩn đoán là UTBM vảy và 1 trường hợp chẩn đoán là viêm.

Trong 2 trường hợp UTBM tế bào lớn được chẩn đoán sau phẫu thuật thì trên sinh thiết kim có 1 trường hợp chẩn đoán là u ác tính và 1 trường hợp chẩn đoán là viêm.

1 trường hợp sarcomatoid carcinoma được chẩn đoán trên sinh thiết kim nhờ kết hợp với hóa mô miễn dịch và được khẳng định lại trên bệnh phẩm sau phẫu thuật.

Từ kết quả thu được như trên chúng tôi thấy:

Tỷ lệ phù hợp chẩn đoán trước và sau phẫu thuật của UTBM tuyến là: 37/39 = 94,9 %

Tỷ lệ phù hợp chẩn đoán trước và sau phẫu thuật của UTBM vảy là: 2/ 3 = 66,7 %

Tỷ lệ âm tính giả của phương pháp sinh thiết kim là: 5/48 = 10,4 % Tỷ lệ dương tính của phương pháp sinh thiết kim là: 43/48 = 89,6 % Không gặp trường hợp nào dương tính giả

Hình 3.6. UTBM tuyến vảy gồm cấu trúc tuyến (mũi tên màu đỏ) và cấu trúc vảy (mũi tên màu xanh). HE x100. BN Nguyễn Thị M, nữ, 64 tuổi.

Hình 3.7. UTBM tế bào lớn với tế bào u kích thước lớn, nhân đa hình rõ đứng rời rạc. HE x 400. BN Phạm Duy L, nam,68 tuổi . Mã số H5926

Hình 3.8. UTBM sarcoma với tế bào hình thoi và tế bào khổng lồ nhiều nhân. HE x200. BN Phạm Văn T, nam, 55 tuổi. Mã số SE5712

Hình 3.9. UTBM sarcoma. Nhuộm HMMD dương tính với Vimentin x400. BN Phạm Văn T, nam, 55 tuổi . Mã số SE5712

Hình 3.10. UTBM sarcoma. Nhuộm HMMD dương tính với CK x400. BN Phạm Văn T, nam, 55 tuổi . Mã số SE5712

Hình 3.11. UTBM sarcoma. Nhuộm HMMD âm tính với S100 x 100. BN Phạm Văn T, nam, 55 tuổi . Mã số SE5712

Hình 3.12. UTBM sarcoma. Nhuộm HMMD âm tính với CD34 x200. BN Phạm Văn T, nam, 55 tuổi . Mã số SE5712

Hình 3.13. Tổn thương viêm mạn tính trên sinh thiết kim. HE x50. BN Bùi Văn T, nam, 65 tuổi. Mã số: SE 7072.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi và giới

Qua nghiên cứu 48 bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán trước mổ tại bệnh viện Bạch Mai và được phẫu thuật tại bệnh viện TƯQĐ108, chúng tôi thấy 33/48 bệnh nhân (tương ứng 68,8%) là nam và 15/48 bệnh nhân (tương ứng 31,2%) là nữ. Tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1, nghĩa là cứ khoảng 2 bệnh nhân nam thì có 1 bệnh nhân nữ trong số các bệnh nhân mắc ung thư phổi.

So sánh với một số tác giả khác thì tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của Burns (1994) là 3,2/1 [43]; Phùng Thị Phương Anh (1999) là 4,6/1 [ 43]; Lê Trung Thọ 2007 là 2,87/1[18], Nguyễn Tiến Tuân (2004) [45] là 2,75/1, Ngô Thế Quân và cộng sự (2007) là 2,55/1 [46]; nhưng tương tự với Phùng Quang Thịnh (2011) là 2,2/1 [47].

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác cho thấy tỷ lệ ung thư phổi ở nam cao hơn ở nữ. Đồng thời, qua số liệu nghiên cứu của các tác giả, theo thời gian, cho thấy ung thư phổi đang ngày càng có xu hướng gia tăng ở nữ. Điều này đã được Lynne Eldridge tổng kết [48].

Về tuổi, trong 48 trường hợp nghiên cứu chúng tôi thấy bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 31 tuổi, bệnh nhân có tuổi mắc bệnh cao nhất là 79, tuổi mắc trung bình là 58 tuổi, nhóm tuổi 61-70 có tần suất gặp cao nhất 43,7%, nhóm tuổi 51-70 chiếm tỉ lệ 87,5% và nhóm tuổi ≥41 chiếm tỉ lệ 91,6%.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước khác: Nguyễn Tiến Tuân (2004) nghiên cứu 60 bệnh nhân UTBM tuyến của phổi thấy nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 51 – 60

(chiếm 30,5%) , nhóm tuổi ≥ 41 chiếm 91,66% [45]. Lê Trung Thọ (2007) nghiên cứu 435 bệnh nhân UTP thấy bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 30 tuổi, bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 77 tuổi, nhóm tuổi có nhiều bệnh nhân UTP nhất là từ 41-50 (có 111 trường hợp, chiếm 25,5%), thứ đến là nhóm tuổi từ 51-60 (có 106 trường hợp, chiếm 24,37%) và nhóm tuổi ≥41 chiếm 90,3% [18]. Phùng Quang Thịnh (2012) nghiên cứu 96 bệnh nhân thấy tuổi mắc thấp nhất là 18, tuổi mắc cao nhất là 77, tuổi mắc trung bình là 57, nhóm tuổi có nhiều bệnh nhân UTBM tuyến phổi nhất là 51–60 (có 41 trường hợp, chiếm 42,7%), tiếp đến là nhóm tuổi 61- 70 (29 trường hợp, chiếm 30,2%), nhóm tuổi ≥41 chiếm 92,3% [47].

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác. Ung thư phổi phần lớn gặp ở bệnh nhân trung niên và người già. Theo chúng tôi, điều này là hoàn toàn hợp lý. Những bệnh nhân tuổi trung niên, nam giới, nghiện thuốc lào, thuốc lá được coi là nhóm nguy cơ cao. Mặt khác, trong xã hội hiện đại, tuổi thọ con người ngày càng tăng nên khoảng tuổi mắc ung thư phổi cũng tăng lên là xác đáng. Thêm vào đó, mức sống xã hội cao, trình độ y học phát triển dẫn đến bệnh nhân cao tuổi được đến khám và phát hiện bệnh nhiều hơn. Trên thực tế, tỷ lệ ung thư phổi ở nhóm tuổi ≥41 là rất cao, kể cả ở nam và nữ và xu thế xuất hiện ở người cao tuổi cũng ngày càng nhiều [49]. Người càng nhiều tuổi thì sự tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ từ môi trường ô nhiễm ngày càng nhiều đặc biệt là theo đường thở do đó mà sự tích tụ ngày càng lớn. Thêm vào đó cơ thể càng già thì khả năng chống chọi với các tác nhân có hại sẽ ngày càng giảm đi và hậu quả tất yếu là dễ mắc bệnh.

4.2. Vị trí u

Dựa trên vị trí u theo thùy phổi trên X quang, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ UTBM ở phổi phải chiếm tỷ lệ 66,7% (trong đó thùy trên

chiếm 37,5%, thùy giữa chiếm 12,5% và thùy dưới chiếm 16,7%), phổi trái chiếm 33,3% (trong đó thùy trên chiếm 22,9% và thùy dưới chiếm 10,4%). So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước: Patricia Rivera (2001) UTBM phổi phải chiếm 58% (trong đó thuỳ trên chiếm 36%, thuỳ giữa 7% và thuỳ dưới 15%), phổi trái chiếm 43% (trong đó thuỳ trên chiếm 30%, thuỳ dưới chiếm 13%) [50]. Ngô Thế Quân và cộng sự (2007), vị trí u phổi phải gặp 52,2% (trong đó thùy trên chiếm 41,7%, thùy dưới chiếm 10,5%, không gặp u ở thùy giữa), phổi trái gặp 47,8% (trong đó thùy trên chiếm 27,0% và thùy dưới chiếm 20,8%) [46]. Theo Kuo – Hsuan Hsu và cộng sự (2011), tỷ lệ ung thư biểu mô phổi phải chiếm 61,7% (trong đó thuỳ trên chiếm 39,5%, thuỳ giữa chiếm 6,8% và thuỳ dưới chiếm 15,4% ), phổi trái chiếm 38,3% (trong đó thuỳ trên chiếm 28,4% và thuỳ dưới chiếm 9,9%) [51]. Phùng Quang Thịnh (2012), vị trí

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm các típ mô bệnh học của ung thư phổi không tế bào nhỏ (Trang 30 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w