2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, vừa tiến cứu vừa hồi cứu (36 trường hợp hồi cứu và 12 trường hợp tiến cứu)
Đối với các trường hợp hồi cứu từ 01/01/2011 đến 31/12/2012:
• Tìm lại phiếu lưu trữ kết quả mô bệnh học bệnh phẩm sinh thiết tại Trung tâm Giải phẫu bệnh – Tế bào học Bệnh viện Bạch Mai và kết quả mô bệnh học bệnh phẩm sau phẫu thuật tại khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
• Tìm hồ sơ lưu trữ tại phòng lưu trữ hồ sơ Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
• Tìm lại tiêu bản khối nến
• Cắt nhuộm lại tiêu bản nếu tiêu bản không đọc được. Đối với các trường hợp tiến cứu từ 01/01/2013 đến 30/6/2013:
Đại thể:
- Xác định vị trí u: phổi phải, phổi trái dựa trên phim X-quang hoặc CT - Đo kích thước u
- Xác định hình dạng, mật độ, số lượng, ranh giới và sự xâm lấn của u ra cơ quan lân cận
- Tìm hạch nếu có Vi thể:
- Lấy mẫu bệnh phẩm: lấy 2-4 mảnh vào các vùng có đường kính lớn nhất theo nguyên tắc lấy cả vào mô u và mô lành bao gồm: + Mảnh trung tâm u
+ Mảnh ngoại vi u nơi tiếp giáp mô lành + Mảnh giữa trung tâm và ngoại vi u - Lấy hạch: lấy toàn bộ hạch tìm thấy
- Bệnh phẩm được cố định trong formol trung tính 10% rồi đem chuyển, đúc, cắt, nhuộm
Nhuộm HE theo phương pháp nhuộm thường quy
Nhuộm PAS xác định tính chất chế nhày của tế bào u trong trường hợp cần phân biệt:
UTBM tuyến đặc với UTBM vảy
UTBM vảy kém biệt hóa với UTBM tuyến kém biệt hóa
Nhuộm HMMD trong 7 trường hợp để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt:
Dùng dấu ấn CK7, CK20 để phân biệt:
- UTBM tuyến và UTBM vảy kém biệt hóa khi nhuộm PAS âm tính - UTBM vảy với UTBM tuyến đặc khi nhuộm PAS âm tính Dùng dấu ấn Synap, Chromogranin, NSE, CK7, CK20 để phân biệt:
- UTBM vảy kém biệt hóa với UTBM tế bào nhỏ, UTBM tế bào nhỏ tổ hợp.
- UTBM tuyến với UTBM tế bào nhỏ tổ hợp
Dùng dấu ấn CK, CK7, CK5/6, Vimentin, S100, TTF1, CD34 để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt đối với UTBM dạng sarcoma
Nhuộm HMMD với các dấu ấn miễn dịch phù hợp của hãng Dako-Đan Mạch theo phương pháp nhuộm ABC (Avidine-Biotine-complex), trong đó:
- Tất cả các loại kháng thể và hóa chất đều của hãng Dako- Đan Mạch.
- Nồng độ pha loãng kháng thể và qui trình nhuộm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với mỗi loại kháng thể.
- Không để tiêu bản khô trong quá trình nhuộm.
Đánh giá kết quả nhuộm HMMD: theo tiêu chuẩn của Allred [42] dựa
vào tỉ lệ và cường độ. Phản ứng dương tính biểu hiện bằng sự bắt màu nâu của bào tương và/hoặc nhân tế bào u.
Tỉ lệ :
1 = 1/100 các tế bào u bắt màu nâu 2 = 1/10 các tế bào u bắt màu nâu 3 = 1/3 các tế bào u bắt màu nâu 4 = 2/3 các tế bào u bắt màu nâu 5 = 1/1 các tế bào u bắt màu nâu Cường độ:
0 = âm tính, khi < 1% tế bào u bắt màu nâu
1 = dương tính (+), khi 1-25% tế bào u bắt màu nâu
2 = dương tính vừa (++), khi 25-50% tế bào u bắt màu nâu 3 = dương tính mạnh (+++), khi có > 50% tế bào u bắt màu nâu Tổng điểm = tỉ lệ + cường độ ( xếp từ 0 đến 8).
Phản ứng dương tính khi tổng điểm > 0.
Phản ứng dương tính biểu hiện bằng sự bắt màu nâu của bào tương tế bào u đối với các dấu ấn sau: CK, CK7, CK20, CK5/6, Synap, Chromogranin, NSE, Vimentin.
Phản ứng dương tính biểu hiện bằng sự bắt màu nâu của nhân tế bào u đối với dấu ấn TTF1.
Phản ứng dương tính biểu hiện bằng sự bắt màu nâu của bào tương và nhân tế bào u đối với dấu ấn S100.
Thiết lập bệnh án nghiên cứu theo mẫu nghiên cứu (phần phụ lục)
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu không xác suất, loại mẫu mục đích gồm 48 bệnh nhân ung thư phổi đạt tiêu chuẩn.