Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên. Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 148)

7. Bố cục của luận văn

2.1.5.Đánh giá chung

2.1.5.1. Thuận lợi

Tài nguyên đất đa dạng, trong đó đất feralit vàng đỏ chiếm diện tìch khá lớn, độ dốc nhỏ tập trung ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà, TX. Mường Lay. Đây là cơ sở hính thành các vùng trồng lúa nước. Điện Biên có diện tìch đồi, núi lớn tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh phát triển các loại gia súc lớn vốn là thế mạnh của tỉnh, trâu, bò ngựa, dê kết hợp chăn thả, nuôi công nghiệp. Các cánh đồng, thung lũng giữa núi rộng lớn cánh đồng Mường Thanh, Him Lam, Thanh An, … ứng dụng các tiến bộ sinh học trong thâm canh nên tỉnh đã chủ động giải quyết vấn đề lương thực.

Điện Biên là địa phương có thế mạnh về đất đai, với quỹ đất phong phú, màu mỡ, diện tìch đất chưa sử dụng còn rất lớn khoảng 176.096,99 ha, chiếm 18,42% tổng diện tìch tự nhiên, cùng với 602.566,42 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng, thìch hợp để phát triển sản xuất lâm nghiệp, cây công nghiệp như thông, cao su, … Đây là một thế mạnh, nguồn tài nguyên quì giá cho phát triển KT-XH của tỉnh. Cùng với khì hậu, thời tiết, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại nông, lâm sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao như lúa gạo đặc sản ở cánh đồng Mường Thanh (vựa lúa lớn nhất vùng Tây Bắc), chè tuyết san ở Tủa Chùa, Pú Nhi - Điện Biên Đông, cà phê ở Điện Biên, Mường Ảng, chăn nuôi đại gia súc ở địa bàn Mường Nhé. Đặc biệt, khu quy hoạch bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé với diện tìch rừng nguyên sinh gần 46 ha với các loài động thực vật phong phú là tài nguyên quý để bảo tồn và xây dựng hính thành vườn quốc gia tại khu vực này.

Như vậy, điều kiện khì hậu, đất đai là lợi thế lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông - lâm nghiệp.

Đồng thời, Điện Biên cũng là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng về chủng loại. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xác định được 32 điểm quặng sắt và kim loại, 14 điểm mỏ than, trong đó có 2 điểm đã được đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá trữ lượng cấp C1 và nhiều điểm khoáng sản VLXD, nước khoáng, ... nhưng chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Do đặc điểm của địa hính, độ dốc dòng chảy lớn, lưu lượng dòng chảy mạnh nên có tiềm năng thuỷ điện khá phong phú và đa dạng về quy mô tập trung theo 3 hệ thống sông chình là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Đây là tiềm năng để xây dựng phát triển các công trính thủy điện kết hợp thủy lợi cung cấp nguồn điện cho lưới điện quốc gia và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, đã có một số công trính thủy điện vừa và nhỏ được đầu tư xây dựng, song tiềm năng về thủy điện của tỉnh vẫn còn tương đối lớn nhưng chưa được khảo sát, đánh giá cụ thể. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trính tím hiểu, nghiên cứu khảo sát lập dự án đầu tư; hiện nay, tỉnh Điện Biên đang hoàn tất việc rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ để cung cấp nguồn thông tin cho các nhà đầu tư. Chế biến gạo đặc sản xuất khẩu trên cánh đồng Mường Thanh, chế biến các sản phẩm từ gỗ gắn với phát triển rừng nguyên liệu, chế biến các loại nông lâm sản khác như chè, cà phê, cao su, ... cũng là một trong những thế mạnh của Điện Biên.

Được thiên nhiên ưu đãi với địa hính đa dạng, nhiều sông, hồ và những cảnh quan đẹp, ... để phục vụ và phát triển du lịch, như: hồ Pa Khoang, rừng Mường Phăng, động Pa Thơm, hang Thẩm Púa, các điểm suối khoáng nóng Hua Pe, U Va tương lai có hồ thủy điện Sơn La, ... là một trong những điểm du lịch hấp dẫn.

Bên cạnh đó, Điện Biên còn có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, tiêu biểu là các di tìch như: Tháp Mường Luân, thành Tam Vạn, thành Bản Phủ, đền thờ Hoàng Công Chất và đặc biệt là cụm di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ... Đây là những tiềm năng quý để khai thác phát triển dịch vụ du lịch.

Điện Biên là tỉnh duy nhất ở khu vực miền núi phìa Bắc có sân bay được quy hoạch là sân bay Quốc tế tiểu vùng. Hiện đang khai thác đường bay Hà Nội – Điện Biên với tần suất 2 chuyến/ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.5.2. Khó khăn

Hạ tầng cơ sở kỹ thuật yếu kém, thiếu đồng bộ, đặc biệt là giao thông đường bộ do địa hính núi cao, mưa lũ thường xuyên gây sạt lở đường, đầu tư tốn kém.

Trính độ phát triển KT - XH quá thấp, phương thức sản xuất còn lạc hậu. Nền kinh tế chưa có tìch luỹ, sức mua thấp, đời sống của đa số nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Rừng bị tàn phá nặng nề, môi trường diễn biến theo xu thế ngày càng xấu đi ảnh hưởng lớn đến sinh kế của đồng bào vốn cuộc sống dựa chủ yếu vào rừng.

Diện tìch đất nông nghiệp, các vùng trũng đất đai màu mỡ đang bị thu hẹp do quá trính mở mang các đô thị, phát triển các công trính thuỷ điện lớn làm cho một bộ phận lớn đồng bào phải đến các vùng tái định cư mới thiếu đất để sản xuất về lâu dài sẽ là trở ngại lớn phát triển KT - XH theo hướng bền vững của tỉnh, trong đó có vấn đề giảm đói nghèo.

Trính độ dân trì thấp, lực lượng lao động kỹ thuật còn thiếu, ...

Đường biên giới dài và hiểm trở, đang nảy sinh những vấn đề mới về chình trị hết sức phức tạp, gây nguy cơ mất ổn định cao, khó khăn bảo đảm an ninh, quốc phòng.

2.2. Thƣ̣c trạng và nguyên nhân đói nghèo ở tỉnh Điện Biên

2.2.1. Một số các chính sách và dự án XĐGN ở tỉnh Điện Biên

2.2.1.1. Nghị quyết 30a

Trong quá trính triển khai Nghị quyết 30a, tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các Bộ, ngành TW, đặc biệt là sự giúp đỡ có hiệu quả của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan thành viên trong đoàn công tác 30a của Chình phủ đã kịp thời hướng dẫn và giúp 04 huyện nghèo của tỉnh Điện Biên trong việc xây dựng, tham gia cho ý kiến vào Đề án giảm nghèo nhanh, bền vững của 4 huyện nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghị quyết 30a đã tạo ra nguồn lực đầu tư rất lớn để tỉnh Điện Biên được tăng cường một bước về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH; XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội. Từ đó, tạo động lực phát triển KT-XH, từng bước cải thiện nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Các chính sách hỗ trợ trong Nghị quyết 30a được ban hành phù hợp với nhu cầu, đời sống sinh hoạt và tính hính thực tế đối với đồng bào nghèo.

Tuy nhiên trong quá trính thực hiện cũng gặp phải những khó khăn nhất định:

Các huyện nghèo đều có địa hính chia cắt lớn, đồng bào sinh sống phân tán, giao thông đi lại rất khó khăn, trính độ dân trì thấp, nên việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chình sách và hướng dẫn cho người dân trong việc triển khai các nội dung hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết 30a còn nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ tổ chức thực hiện; đặc biệt là đối với công tác triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

Tập quán sản xuất, canh tác của đại bộ phận đồng bào đều lạc hậu, chủ yếu là tự cung tự cấp và dựa phần lớn vào điều kiện tự nhiên, nên việc vận động, tuyên truyền đồng bào chuyển đổi tập quán canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng rất khó khăn.

Trính độ năng lực tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành nhất là cấp xã còn hạn chế, lúng túng trong việc vận dụng cơ chế sách để triển khai thực hiện nhằm rút ngắn thời gian thực hiện để sớm đưa các chình sách hỗ trợ đến người dân.

Theo Nghị quyết 30a của Chình Phủ, tỉnh Điện Biên có 4 huyện nghèo, gồm huyện: Mường Ảng, Mường Nhé, Điện Biên Đông và Tủa Chùa, với tổng số 47 xã (trong đó có 42 xã và 10 bản đang được hưởng các chính sách và đầu tư theo chương trình 135 giai đoạn II).[ 10 ]

Đến 31/10/2011, tổng kinh phì giao cho 4 huyện nghèo để thực hiện các chình sách theo NQ 30a là 362.380 triệu đồng, gồm: kinh phì sự nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

để hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập: 78.690 triệu đồng; vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng CSHT: 283.690 triệu đồng.

Bảng 2.5. Nguồn vốn phân bổ cho 04 huyện nghèo ở Điện Biên giai đoạn 2009 - 2011 Đơn vị: Triệu đồng Nguồn vốn Tổng cộng 2009 - 10/2011 Mường Nhé Tủa Chùa Mường Ảng Điện Biên Đông Vốn hỗ trợ sx, tạo việc làm, tăng TN 78.690 24.745 18.780 18.805 16.360 02 năm (2009 - 2010) 51.850 17.510 12.070 12.620 9.650 6 tháng đầu năm 2011 26.840 7.235 6.710 6.185 6.710 Vốn hỗ trợ đầu tư XDCSHT 283.690 70.140 71.550 69.000 73.000 02 năm (2009 - 2010) 166.690 36.140 43.550 43.000 44.000 6 tháng đầu năm 2011 117.000 34.000 28.000 26.000 29.000 Tổng số: 362.380 94.885 90.330 87.805 89.360 Nguồn: [ 14 ]

04 huyện nghèo của tỉnh được thụ hưởng Chương trính 30a đã được các Tập đoàn, Tổng công ty nhận hỗ trợ, cụ thể:

- Huyện Tủa Chùa được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam cam kết hỗ trợ trong 2 năm 2009 - 2010 là 60 tỷ đồng (Hỗ trợ xây dựng 11 nhà nội trú dân nuôi Trung học cơ sở tại 11 xã và 03 trường Trung học phổ thông với kinh phì: 37,8 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia kinh phì: 2,715 tỷ đồng; hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo: 19,485 tỷ đồng). Đến nay, đã thực hiện giải ngân được 40.045/60.000 triệu đồng, đạt 66,7%.

- Huyện Mường Ảng được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà ở cho 1.131 hộ nghèo, kinh phì 16,965 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng nhà ở nội trú dân nuôi (100 phòng), kinh phì 20 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 05 trạm y tế xã, tổng kinh phì 10 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 08 trường học, tổng kinh phì 53,035 tỷ đồng). Đến nay đã thực hiện giải ngân được 56.407/100.000 triệu đồng, đạt 56,4%.

- Huyện Điện Biên Đông được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam cam kết hỗ trợ 30 tỷ đồng trong 2 năm 2011-2012 để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Tập đoàn Dầu khì quốc gia Việt Nam hỗ trợ 3 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng một khu nhà ở cho học sinh bán trú dân nuôi trong năm 2009 tại xã Phình Giàng. Đến nay đã thực hiện giải ngân được 26.101 triệu đồng.

- Huyện Mường Nhé: Được Tổng Công ty thăm dò và khai thác Dầu

khì (PVEP) hỗ trợ là 10 tỷ đồng; Quỹ Ngày ví người nghèo tỉnh hỗ trợ 2,9 tỷ đồng; Tổng Công ty thủy tinh và gốm xây dựng hỗ trợ 2 tỷ đồng; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thông báo hỗ trợ 7 tỷ đồng (trong đó đã chuyển kinh phì cho huyện Mường Nhé được 2 tỷ đồng); Tập đoàn Dầu khì quốc gia Việt Nam hỗ trợ 2 tỷ đồng, Ngân hàng Công thương Việt Nam hỗ trợ 02 tỷ đồng để xây nhà ở cho hộ nghèo và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cam kết hỗ trợ 30 tỷ đồng trong 2 năm 2011-2012 để thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Số tiền hỗ trợ đã giải ngân được 22.436 triệu đồng.

2.2.1.2. Chương trình 135

Chương trính phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi là một trong các chương trính XĐGN ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trính được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trính 135 do Quyết định của Thủ tướng Chình phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trính này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trính sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quyết định kéo dài chương trính này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).[ 10 ]

Chương trính 135 của Chính phủ bắt đầu được thực hiện tại tỉnh Điện Biên từ năm 1999, qua 2 giai đoạn. Đến nay, sau hơn 10 năm triển khai, đã có trên 700 công trình, với hàng trăm tỷ đồng được "rót" về hơn 100 xã, 500 bản đặc biệt khó khăn của Lai Châu trước đây và Điện Biên hiện nay.

Riêng giai đoạn 2 của Chương trính 135, nguồn vốn đổ về cho tỉnh Điện Biên trong 3 năm 2006 - 2008 đã là 210 tỷ đồng (nếu tình cả các nguồn vốn lồng ghép khác, đã có 1.219 tỷ đồng được đầu tư cho các xã, bản).

Chỉ tình riêng huyện Điện Biên đã có 8 xã được hưởng lợi từ Chương trính 135, riêng kinh phì đầu tư trong giai đoạn II của chương trính này, huyện Điện Biên được đầu tư 60 tỷ đồng.

Huyện Điện Biên với nguồn vốn này đã đầu tư xây dựng 116 công trính xây dựng cơ bản, 26 công trính giao thông, 15 công trính thủy lợi, 12 hệ thống đường nước sinh hoạt; 4 hệ thống điện sáng, 5 trạm y tế xã, 2 công trính xây dựng chợ trung tâm và nhiều công trính phúc lợi công cộng khác.

Từ nguồn vốn Chương trính 135, huyện Điện Biên còn đầu tư hỗ trợ xây dựng 28 mô hính khuyến nông, khuyến lâm, phục vụ chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật cho nông dân. Hàng loạt trường, lớp học được kiên cố hóa thay cho nhà tranh tre, nứa lá bằng việc xây dựng trên 200 phòng học; hỗ trợ 3.000 học sinh nghèo vượt khó vươn lên học tập...

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, năm 2006 là năm đầu Điện Biên thực hiện Chương trính (CT) 135 giai đoạn II. Ông Bùi Viết Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: “Sau 7 năm thực hiện CT 135 giai đoạn I (1999-2005), Điện Biên mới chỉ có 9 xã rút ra khỏi danh sách những xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), còn lại 59 xã vẫn thuộc diện ĐBKK, tiếp tục được nhận sự hỗ trợ, đầu tư kinh phì của CT 135 giai đoạn II.

Sau hơn một năm thực hiện CT 135 giai đoạn II, cho đến nay với tổng số kinh phì đầu tư gần 51 tỷ đồng, Điện Biên đã đầu tư xây dựng được hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

120 công trính cơ sở hạ tầng, bao gồm 39 công trính giao thông, 38 công trính thuỷ lợi, 17 công trính nước sinh hoạt, 19 công trính trường, lớp học, 9 công trính điện sinh hoạt, 1 công trính trạm y tế xã, ... Trong đó, có 40 công trình đã nghiệm thu, đạt 100% so với kế hoạch đề ra.

Khác với giai đoạn I, để triển khai giai đoạn II đạt hiệu quả cao, Điện Biên xây dựng tiêu chì phân loại xã được đầu tư kinh phì theo 3 loại: xã khó khăn loại 1 được đầu tư 600 triệu đồng/xã; xã khó khăn loại 2 được đầu tư

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên. Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 148)