Vùng TDMNPB

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên. Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2. vùng TDMNPB

Vùng Trung du - miền núi phía Bắc (TDMNPB) gồm 15 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn , Lạng Sơn , Thái Nguyên , Hà Giang , Tuyên Quang , Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ , Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bính), chiếm 30,6% diện tìch (101.437,8 km2) và 14,2% dân số cả nước (12.328,8 nghín người - 2010).

Bên cạnh những thành tựu của công cuộc XĐGN thí ở vùng miền núi cao là nơi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng diễn ra gay gắt và dễ dàng nhận thấy thông qua điều tra về thu nhập bính quân đầu người/ tháng, chỉ số tiêu dùng điện và nước sinh hoạt, số trẻ được tới trường…. Tỉ lệ dân số chưa có những phương tiện sinh hoạt cần thiết còn cao.

Sự phát triển đã tạo ra sự phân hóa xã hội giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bên cạnh tầng lớp nghèo nhính thành các tầng lớp dân cư giàu có. Những người giàu có mức thu nhập cao và mức sống cũng cao. Xét về thực chất mức sống cao ấy cũng là kết quả của việc khai thác các nguồn tài nguyên môi trường sống chung của xã hội. Mức tiêu dùng cao đòi hỏi mức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khai thác các nguồn tài nguyên cũng cao. Điều này làm cạn kiệt và xuống cấp ngày càng tăng với các tài nguyên có thể khôi phục được và đặc biệt là các tài nguyên k thể phục hồi được. Khi mà hệ thống sản xuất được đẩy lên để đáp ứng cho nhu cầu sống tăng lên gấp bội sẽ sinh ra ô nhiễm đối với môi trường. Sự tăng trưởng tiêu dùng nhanh cho một số người sẽ gây bất lợi đối với người khác, tạo ra sự bất bính đẳng về mặt xã hội và cái giá phải trả sẽ rất lớn. Sự tiêu dùng của những người giàu gây ra sự tàn phá về môi trường lại trút hậu quả nghiêm trọng đối với người nghèo.

Tuy nhiên có sự chênh lệch lớn về mật độ dân số giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Mật độ dân số trung bính toàn vùng là 117 người/km2. Theo dự báo đến năm 2024, dân số trong vùng sẽ tăng lên 14.062,1 nghín người (theo phương án thấp – mức sinh giảm) và 15.372,8 nghín người (theo phương án trung bình – mức sinh không đổi). Sự phân bố không đồng đều là đặc điểm chung trên bản đồ dân cư của vùng.

Đại bộ phận dân số sống ở nông thôn. Tỷ lệ dân sống ở thành thị rất thấp, chỉ chiếm khoảng 19,8% trong khi đó tỷ lệ dân sống thành thị trung bính của cả nước là 30,5% năm 2010. Theo báo cáo chiến lược phát triển con người Việt Nam năm 2004, chỉ số phát triển con người (HDI) giữa các vùng Đông Bắc, Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể so với cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo của vùng cao nhất so với cả nước (29,4% so với 14,2%). Điều này phản ánh thực tế là đời sống của người dân trong vùng vẫn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Bảng 1.5. Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng theo giá thực tế

(Đơn vị: Nghìn đồng)

1999 2002 2004 2008 2010 Cả nước 295,0 356,1 484,4 995,0 1.387 Toàn vùng 199,0 237,0 327,0 657,0 905

Nguồn:[ 21 ]

Nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, đời sống các dân tộc được nâng cao. Nhiều dự án phát triển đường, điện, trường, trạm, nước sạch nông thôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được triển khai rộng rãi rong khuân khổ chương trính 135. Cơ sở hạ tầng của nông thôn được cải thiện đáng kể. Các bản dân tộc, định canh, định cư nhất là các vùng tái định cư của các dự án xây dựng thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Sơn La được quy hoạch gọn gàng, đẹp mắt, vừa giữ được nét đẹp của văn hóa dân tộc, vừa đảm bảo được đời sống và sản xuất của dân bản.

Trong thời kỳ đổi mới, cơ cấu kinh tế của vùng TDMNPB có sự chuyển biến tìch cực theo hướng giảm dần tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp và tăng dần tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. Mặc dù so với tính hính chung cả nước, tốc độ chuyển dịch như vậy còn khiêm tốn, quá trính phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ diễn ra chậm chạp, nền kinh tế vẫn trong tính trạng chậm phát triển. Hơn nữa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trung du và miền núi, giữa các tỉnh khác nhau. Quảng Ninh là tỉnh có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu quy hoạch và chưa chủ động được thị trường. 210.4 287.5 360.6 390.7 412.6 363.1 444.9 476.8 501.8 513 0 100 200 300 400 500 600 1995 2000 2005 2008 2010 Năm Kg/ngƣời Vùng TDMNPB Cả nước

Hình 1.2. Biểu đồ sản lƣợng lƣơng thực có hạt bình quân theo đầu ngƣời vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nƣớc giai đoạn 1995 – 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể nói, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thí nguyên nhân diều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hính phức tạp cũng làm cho việc xây dựng và triển khai thực hiện một số chình sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi, nơi đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Mông, Dao sinh sống còn bất cập, nguồn lực đầu tư hạn chế nên vùng dân tộc và miền núi vẫn gặp khó khăn.

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể nói, nghèo là thách thức lớn trong bước tiến của nhân loại, đòi hỏi cả thế giới cần lỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống đói nghèo. Bằng những phân tìch lý luận, tác giả đã làm rõ các quan niệm về nghèo trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, có cái nhín biện chứng và vận dụng vào thực tế tím hiểu vấn đề nghèo tại Việt Nam và vùng Tây Bắc. Đây là cơ sở so sánh khi nghiên cứu vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên.

Ở Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng, giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vấn đề giảm nghèo đã được cụ thể hoá bằng nhiều chình sách, giảm nghèo có tác động tìch cực đến người nghèo, hộ nghèo. Tuy nhiên, giảm nghèo ở nước ta và vùng Tây Bắc đã và đang đứng trước nhiều thách thức như tỉ lệ nghèo còn rất cao ở nhóm dân tộc thiểu số, nguy cơ tái nghèo cao, vấn đề nghèo đô thị, giảm nghèo đòi hỏi nỗ lực và kinh phì nhiều hơn. Nguyên nhân nghèo cũng rất đa dạng mang tình vùng miền, cần có nhiều biện pháp giảm nghèo thìch dụng với từng đối tượng, từng địa phương để giảm nghèo có hiệu quả, nhanh và bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THƢ̣C TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên. Thực trạng và giải pháp (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)