Chuẩn nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 148)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.Chuẩn nghèo ở Việt Nam

1.2.2.1. Giai đoạn 2001 – 2005

Chỉ số nghèo đói chình thức theo tổng cục thống kê của Việt Nam( GSO) là tỉ lệ nghèo đói, có nghĩa là tỉ lệ người dân sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia. Mức chuẩn nghèo của Việt Nam dựa trên chi tiêu đòi hỏi để cung cấp 2.100- 2.300 Calo/ người/ ngày, sử dụng rổ lương thực, thực phẩm của các hộ gia đính trong nhóm thứ 3 cộng với phụ cấp ngoài lương thực- thực phẩm tương đương với chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực - thực phẩm của các hộ gia đính đó.

Trong những thập kỷ vừa qua Việt Nam đã thực hiện các bước đáng kể trong xóa đói giảm nghèo về lương thực, thực phẩm cũng như về thu nhập.

+ Tỉ lệ nghèo đói toàn quốc, được ước tình là tỉ lệ phần trăm tổng số dân dưới mức chuẩn nghèo quốc gia (Po) đã giảm 21% từ năm 1993 đến năm 1998 xuống còn 15,3% năm 2001 và 7% năm 2005.

+ Chỉ số khoảng cách nghèo (P1) tình bằng tỉ lệ phần trăm thiếu hụt trong chi tiêu của mỗi cá nhân dưới mức chuẩn nghèo nhân với mức chuẩn nghèo.

+ Mật độ nghèo đói có nghĩa là số lượng cá nhân nghèo đói trong một xã. Tại Việt Nam, các vùng đông dân cư có số lượng người sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia cao nhất. Mật độ nghèo đói thấp ở các vùng có tỉ lệ nghèo đói cao. So sánh mật độ dân số (số người/ km2) với mật độ nghèo đói (số người sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia/ km2) cho thấy mức độ tương quan cao giữa hai chỉ số này.

* Các đặc tình khác của tính trạng nghèo: Các chỉ số định lượng quan trọng khác đánh giá đặc tình tính trạng nghèo gồm có chỉ số khoảng cách nghèo đói (P1) cho biết người dân nghèo như thế nào và độ trầm trọng của nghèo đói (P2) chình là phân bố thu nhập hoặc chi tiêu trong số người nghèo và cho thấy rõ hơn khoảng cách nghèo lớn hơn giữa thu nhập cá nhân và mức chuẩn nghèo. Tỉ lệ nghèo đói cao (Po) liên quan chặt chẽ và tỉ lệ thuận với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoảng cách nghèo đói (P1) và độ trầm trọng của nghèo đói (P2). Cả (P1) và (P2) đề cao ở các vùng mà (Po) cao. Bởi vậy, ở các vùng có tỉ lệ nghèo đói cao thí tính trạng nghèo đói càng trầm trọng hơn và mức sống người dân càng thấp hơn nhiều so với mức chuẩn nghèo.

Bảng 1.1. Chuẩn mức nghèo ở Việt Nam năm 1997 và giai đoạn 2001 - 2005

Địa bàn Thu nhập người/ tháng (1997) Thu nhập người/ tháng (2001 - 2005) Kg gạo/ người/ tháng Đồng/ người/ tháng Kg gạo/ người/ tháng Đồng/ người/ tháng Cả nước <13 <45.000 <15 <60.000

- Nông thôn, miền núi, hải đảo - Nông thôn, đồng bằng - Thành thị <15 <20 <25 <55.000 <70.000 <90.000 <20 <25 <35 <80.000 <100.000 <150.000 Nguồn:[ 21 ]

Như vậy, chuẩn nghèo được Việt Nam áp dụng trong giai đoạn 2001- 2005 là 80.000 đồng/ người/tháng tại vùng nông thôn, miền núi và hải đảo, 100.000 đồng/ người/ tháng tại vùng nông thôn đồng bằng và 150.000 đồng/ ngưới/ tháng tại vùng thành thị.

1.2.2.2. Giai đoạn 2006 – 2010

Thủ tướng Chình phủ đã ký Quyết định số 170/2005/QĐ - TTg ngày 8/7 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010.

Quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: - Thu nhập bính quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng.

- Thu nhập bính quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000 đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, với tính hính lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên chưa đánh giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn còn cách quá xa so với chuẩn mực do WB đưa ra với ngưỡng 1 USD/người/ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xoá đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn nghèo tiến tới ngưỡng chung của Thế giới.

1.2.2.3. Giai đoạn 2011 - 2015

Ngày 30/01/2011, Thủ tướng Chình phủ đã ký Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Theo quyết định này chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:

* Hộ nghèo: (i) Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 400.000

đồng/người/tháng trở xuống; (ii) Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống.

* Hộ cận nghèo: (i) Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 401.000 -

520.000 đồng/người/tháng; (ii) Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng.

Theo Bộ LĐTBXH, tỷ lệ hộ nghèo cả nước hiện nay ở mức 13%. Nếu chuẩn nghèo mới được thông qua, tỷ lệ hộ nghèo sẽ tương đương với con số trên 20% Bộ LĐTBXH đã phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu đề xuất phương án chuẩn nghèo trính Chình phủ phê chuẩn theo chỉ số thực tế giá cả năm 2008. Theo đó, ở nông thôn hộ nghèo có mức thu nhập bính quân từ 300.000 đồng/người/tháng trở xuống. Ở thành thị, mức thu nhập từ 390.000 đồng trở xuống.

1.2.2.4. Đánh giá về cách thay đổi chuẩn nghèo ở Việt Nam

Việc thay đổi chuẩn nghèo chình là để giúp người nghèo bớt khó khăn. Hiện nay, chuẩn nghèo 260.000 đồng/tháng của đô thị nước ta không còn phù hợp. Bởi ví trong những năm qua, giá lương thực, thực phẩm đã tăng đáng kể cộng với lạm phát cao. Điều chỉnh chuẩn nghèo mới có thể phân loại xem thật sự có bao nhiêu người nghèo.

Chỉnh lại ngưỡng nghèo có ý nghĩa rất quan trọng ví người nghèo có một số “quyền” ìt ỏi về tiếp cận dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, trợ cấp khó khăn. Vì dụ, nếu thu nhập của một gia đính là 500.000 đồng/tháng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mức thấp nhất cho một hộ nghèo ở thành thị hiện nay, nhưng ví mức đó cao hơn chuẩn nghèo hiện tại là 390.000 đồng/tháng, thí hộ đó vẫn không được hưởng một số dịch vụ ưu đãi cho người nghèo.

Chúng ta không “giấu nghèo”, khi điều chỉnh chuẩn nghèo tất nhiên sẽ có thêm nhiều người nghèo mới và sẽ mất “thành tìch” xóa nghèo, nhưng bù lại, người nghèo sẽ được quan tâm, chăm lo nhiều hơn. Mặt khác, chính quyền cũng cần biết chình xác còn bao nhiêu người nghèo, họ sống như thế nào để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ, giúp đõ họ đỡ nghèo hơn. TP. Hồ Chì minh đã nâng chuẩn nghèo lên 1 triệu đồng/tháng, nhưng một số thành phố, đô thị chưa làm ví ngân sách khó khăn.

Chuẩn nghèo thời kỳ 2006 – 2010 không phản ánh giá tăng, lạm phát và chi phì sinh hoạt thực tế. Cần có một cách nhín, cách nghĩ “sáng sủa” hơn về vấn đề người nghèo ở nước ta. Việc điều chỉnh, nâng chuẩn nghèo phải coi là một bước tiến chứ không phải bước thụt lùi của đất nước. Thêm nhiều người nghèo theo chuẩn mới, có nghĩa là ngưỡng nghèo được nâng lên, “đáy” nghèo cũng cao hơn so với “vùng trũng” nghèo của khu vực và thế giới.

Quan trọng hơn, chình quyền sẽ hiểu rõ chuẩn nghèo của địa phương để phân bổ ngân sách và chuẩn bị nguồn lực thực hiện trách nhiệm đối với người nghèo. Đặc biệt, ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chì Minh ... đối tượng người nhập cư nghèo chịu nhiều “tổn thương”. Họ chưa thể đăng ký cư trú và kiếm sống trong khu vực không chình thức nên rất khó “chạm” tay vào các dịch vụ an sinh xã hội. Về nguyên tắc, người nhập cư có quyền đăng ký tạm trú nhưng với điều kiện phải có hợp đồng thuê nhà hợp pháp. Nơi họ ở thường không có điện, nước ổn định, nếu có thí phải chịu phì cao hơn. Về lý thuyết, con cái họ có quyền đi học, được chăm sóc sức khỏe. Tuy vậy, các trường học, bệnh viện ở các thành phố vốn đã quá tải, chưa thỏa mãn nổi nhu cầu của người dân địa phương, nói gí đến những người “di cư” ngoại tỉnh.

Chuẩn nghèo quốc gia là mức chi phì cho một loạt nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng lương thực và phi lương thực thiết yếu, cho phép con người có một cuộc sống khỏe mạnh. Theo đó, Chình phủ còn cần phải ưu tiên đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mạnh mẽ hơn ở những huyện nghèo, xã nghèo để tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện thoát khỏi tính trạng nghèo triền miên.

Hiện nay, số người nghèo chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn miền núi. Nhiều hộ đã thoát khỏi danh sách này nhưng nguy cơ tái nghèo vẫn luôn rính rập, nhất là sau những đợt thiên tai, dịch bệnh.

1.3. Thực trạng nghèo, giảm nghèo ở Việt Nam và TDMNPB

1.3.1. Ở Việt Nam

Theo số liệu của UN, năm 2004 tại Việt Nam, HDI của Việt Nam xếp hạng 112/177 nước, chỉ số phát triển giới xếp 87/144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp xếp hạng 41/95 nước. Theo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2004 của Bộ lao động thương binh và xã hội, nguyên nhân đói nghèo được người dân trả lời như sau: Thiếu vốn sản xuất (78%), thiếu kiến thức sản xuất (trên 70%), thiếu thông tin về thị trường (35%), thiếu đất sản xuất (29%), ốm đau bệnh t%), đông con (24%), không tím được việc làm (24%), rủi ro (5,9%), gia đính có người mắc tệ nạn xã hội (1%).

Bảng 1.2. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010

Năm 2004 2006 2008 2009 2010 GDP/người (nghìn đồng) 8.783 11.694 17.445 19.278 1.387 Quy đổi USD 561 730 1.052 1.064 1.061

Nguồn:[ 21 ]

Năm 2010, GDP/người/năm đạt 1.061 USD (khoảng 19,3 triệu đồng), vượt mốc 1000 USD dù chưa loại trừ yếu tố giảm giả. Theo WB, nước có mức GDP/người/năm thấp hơn 875 USD/người/năm thuộc vào nhóm có thu nhập thấp, sau khi loại trừ yếu tố giảm giá thí Việt Nam vẫn có mức GDP bính quân đầu người vượt qua mức của nhóm nước có thu nhập thấp, chuyển thành nước có thu nhập trung bính thấp.

Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia đã ban hành, tỉ lệ hộ nghèo và tỉ lệ nghèo chung đều giảm. Xu hướng giảm diễn ra ở cả thành thị, nông thôn và các vùng. Như vậy, dù chuẩn nghèo nào với chỉ tiêu thu nhập hay chi tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thí công cuộc XĐGN đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên công tác XĐGN vẫn chưa thực sự vững chắc khi hơn 48% dân số Việt Nam còn sống dưới mức 2USD/người/ngày.

Bảng 1.3. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010

(Đơn vị: %)

Năm Tỉ lệ hộ nghèo Tỉ lệ nghèo chung

2004 18,1 19,5

2006 15,5 16,0

2008 13,4 14,5

2010 10,7 14,2

Nguồn:[ 21 ])

Theo số liệu khảo sát mức sống dân cư qua các năm, hệ số chênh lệch và thu nhập bính quân đầu người giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất là 9,0 lần. Trong vòng 10 năm, hệ số chênh lệch tăng 1,2 lần. Một chỉ số khác về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội là tiêu chuẩn "40%" của WB. Tiêu chuẩn này xét tỉ trọng tổng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm 1 và nhóm 2) trong tổng thu nhập (của 5 nhóm). Nếu tỉ trọng này nhỏ hơn 12% thí bất bính đẳng là cao; nằm trong khoảng 12 - 17% là bất bính đẳng vừa; nếu lớn hơn 17% là tương đối bính đẳng. Số liệu thống kê cho kết quả: Tỉ trọng này của Việt Nam năm 1999 là 18,7% và năm 2010 là 52,9%. Trong 10 năm, sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ từ tương đối bính đẳng đang tiến dần về bất bính đẳng vừa. Tuy nhiên các chuyên gia Việt Nam nhận định, hệ thống an sinh xã hội nước ta không tác động giống nhau lên toàn bộ dân số, sự phát triển kinh tế kéo theo nâng cao an sinh xã hội nhưng không nâng mọi người lên một mức ngang nhau. "Các hộ trong nhóm 20% giàu nhất nhận được khoảng 40% lợi ìch an sinh xã hội và các tác động tìch cực từ tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận chưa tới 7%".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hệ số Gini (G) là một chỉ số khác thể hiện sự bất bính đẳng hay bất bính đẳng trong xã hội. Hệ số G có trị số nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Hệ số G càng lớn, bất bính đẳng càng cao.

Bảng 1.4. Hệ số Gini giai đoạn 2004 - 2010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2004 2006 2008 2010 Cả nước 0,370 0,358 0,356 0,42 Thành thị 0,332 0,329 0,347 0,41 Nông thôn 0,310 0,301 0,307 0,36

Nguồn: [ 21 ]

So sánh sự bính đẳng hay bất bính đẳng ở Việt Nam với các nước khác trên thế giới, ta thấy hệ số Gini tương đương với một số nước Đông Nam Á nhưng lại thấp hơn một số nước Đông Á và tương đối thấp so với các nước phát triển. Hệ số này đang có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ sự bất bính đẳng ở nước ta đang lớn dần, khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng.

Đặc biệt, đói nghèo ở Việt Nam có sự phân hóa đặc biệt giữa khu vực thành thị - nông thôn và theo các vùng, nhóm dân tộc.

Thứ nhất, ở khu vực thành thị: Tỉ lệ đói nghèo thấp hơn và mức sống

trung bính cao hơn so với mức chung của cả nước. Tuy nhiên, mức độ cải thiện đời sống không đồng đều giữa các tầng lớp dân cư, một bộ phận người nghèo đô thị của nước ta công việc không ổn định, thu nhập thấp, một bộ phận khác do chuyển đổi cơ cơ cấu kinh tế, cổ phần hoá, cắt giảm lao động ở các công ty thuộc khu vực nhà nước đã dẫn đến thừa lao động, số lao động này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn hoặc không tím được việc làm và trở thành thất nghiệp. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, phải chịu nhiều thiệt thòi, ìt có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội, hơn thế nữa họ phải "chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ... ở mức cao hơn sơ với người dân có hộ khẩu".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ hai, ở khu vực nông thôn: Đây là khu vực có lượng người nghèo

đông nhất. Đặc điểm nổi bật ở nông thôn kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp, đất đai manh mún. Tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn năm 2010 vẫn cao chiếm 17,4% cao gấp 2,5 lần thành thị (6,9%) và gấp 1,2 lần so với trung bính cả nước.

Thứ ba, theo nhóm dân tộc: Tính trạng nghèo khổ diễn ra ở tất cả các

nhóm dân tộc. Nhưng trong đó nhóm Kinh – Hoa có trính độ phát triển kinh tế cao hơn nên có tỉ lệ hộ nghèo ìt, thấp hơn rất nhiều so với nhóm dân tộc khác.

29.4 8.3 20.4 22.2 2.3 12.6 0 5 10 15 20 25 30 35 Trung du và miền núi phìa

Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng

sông Cửu Long

Vùng

%

Hình 1.1. Tỉ lệ hộ nghèo phân theo vùng năm 2010

Nguồn: Xử lý từ [21] Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam vẫn còn một số tồn tại:

(i) Kết quả XĐGN chưa bền vững: qua xem xét sự phân bố về thu nhập của các hộ gia đính cho thấy còn một tỉ lệ khá lớn hộ gia đính nằm ngay sát trên chuẩn nghèo và nếu gặp thiên tai, rủi ro, sự thay đổi của cơ chế chình sách và tác động của quá trính hội nhập khả năng tái nghèo sẽ rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(ii) Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại. Một số động lực cho XĐGN không còn tác dụng mạnh mẽ như giai đoạn đầu như chình sách đất

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên. Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 148)