Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên. Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.Đặc điểm môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Điện Biên là tỉnh miền núi, cấu trúc địa hính phức tạp, gần 90% diện tìch có độ dốc 25 độ, gần 50% diện tìch có độ cao từ 1000m trở lên so với mực nước biển. Điện Biên có nhiều núi cao trung bính của khu vực Tây Bắc. Có số núi điển hính là các dãy Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Nằm giữa các dãy núi, khe sâu và các cao nguyên đồ sộ là những thung lũng có diện tìch khá lớn bằng phẳng tạo ra các cánh đồng màu mỡ như: Khu vực Quài Cang, Quài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nưa, Quài Tở (Tuần Giáo), đặc biệt là cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên) dài gần 20 km, rộng từ 5 - 6 km. Với đặc điểm địa hính phức tạp, bị chia cắt mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế xã hội: gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống nhất là ở những huyện vùng cao Mường Nhé, huyện Điện Biên Đông.

2.1.2.2. Khí hậu

Điện Biên có khì hậu nhiệt đới núi cao tương tự như khì hậu của hầu hết các tỉnh miền núi phìa bắc. tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hính nên nền nhiệt lượng cao hơn với các nơi khác có cùng độ cao trong vùng. Một số chỉ tiêu chình của khì hậu: Nhiệt độ trung bính cả năm: 22 – 24oC và ượng mưa trung bính năm: 1600 – 2700 mm.

Sự phân hóa theo mùa của khì hậu Điện Biên biểu hiện tương đối rõ rệt: Mùa đông thường đến muộn và kết thúc sớm hơn so với khu vực Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (từ tháng XI – đầu tháng IV năm sau). Thời tiết thường có nhiều sương mù, sương muối về đêm và sáng, lượng mưa nhỏ và nhiệt độ không xuống quá thấp. Nguyên nhân chình là do dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đã hạn chế sự ảnh hưởng trực tiếp của biển và gió mùa Đông Bắc đến khu vực này.

Mùa hạ kéo dài từ tháng IV đến tháng X, có những năm mùa hạ đến rất sớm. Cuối xuân, đầu hạ thời tiết rất khô nóng do ảnh hưởng của những đợt gió Tây Nam khô nóng thổi từ Lào sang. Giữa mùa có mưa lớn, lượng mưa mùa hạ so với lượng mưa cả năm chiếm trên 80 %. Với đặc điểm khì hậu trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất đặc biệt sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

2.1.2.3. Thủy văn * Sông ngòi

Do phụ thuộc vào hướng chung của địa hính nên mạng lưới sông suối của Điện Biên có hướng chình là Tây Bắc – Đông Nam. Điện Biên có 3 lưu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vực sông chình: Lưu vực Sông Đà, lưu vực Sông Mã và lưu vực Sông Mê Công. Mạng lưới sông suối khá dày, lớn nhất là Sông Đà, dài 910 km bắt nguồn từ Trung Quốc. Sông Nậm Rốm cùng các phụ lưu chảy vào Sông Mê Công qua đất Lào. Sông Mã được bắt nguồn từ Điện Biên Đông chảy qua tỉnh Sơn La và đổ ra biển ở Thanh Hóa. Nhín chung, sông suối ở Điện Biên đều ngắn và có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Chế độ nước phân thành 2 mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ lớn nhất vào tháng VII; khả năng tiêu nước của sông suối có hạn là một trong những nguyên nhân dẫn đến những đợt lũ quét xảy ra bất ngờ gây thiệt hại nhiều tài sản tình mạng của nhân dân.

Do địa hính, các dòng chảy nhín chung ìt thuận lợi cho giao thông vận tải nhưng có giá trị lớn về mặt thủy điện. Một số thủy điện nhỏ xây dựng ở Điện Biên, gồm thủy điện Nà Lơi, Thác Bay, Thác Trắng, …

* Hồ: Có một số hồ nhân tạo, điển hính là hồ Pa Khoang, có vai trò

cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp thông qua công trính thủy nông Nậm Rốm và giữ vai trò cân bằng sinh thái, nơi tham quan du lịch, …

* Nước ngầm: Tiềm năng nước ngầm được dự báo là rất phong phú.

2.1.2.4. Thổ nhưỡng

Từ điều kiện cấu tạo địa chất vùng núi, có sự chia cắt xâm thực mạnh của sông suối và tác động phong hóa trong hoàn cảnh khì hậu nóng ẩm, mưa nhiều, tập trung theo mùa đã hính thành các loại đất phân hóa theo độ cao khác nhau.

Đất đai ở đây trước kia có độ dày và độ phí cao. Trong quá trính khai phá để sản xuất nông nghiệp ở vùng có độ dốc lớn nên gây xói mòn đất nghiêm trọng. Khu vực vùng cao có đặc điểm khì hậu cận nhiệt và ôn đới tạo điều kiện phát triển cấy công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu. Ở vùng thấp, dọc theo các thung lũng sông là đất phù sa cổ và một phần đất phù sa mới thuận lựoi cho thâm canh cây lương thực (đặc biệt là lúa nước) và các loại cây ngắn ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhín chung, đất ở Điện Biên có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật

Do địa hính phức tạp nên có các vành đai thực vật từ rừng nhiệt đới chân núi dưới 700 m đến rừng cận nhiệt đới trên núi (từ 700m – 2000m). Điện Biên có hệ thực vật phong phú gồm thực vật bản địa và các luồng thực vật có yếu tố di cư.

Năm 2010, diện tìch của rừng Điện Biên là 403.305 ha. Mặc dù độ che phủ của rừng được tăng lên từ 39,6 % năm 2007 lên 42,2 % năm 2010 nhưng chất lượng rừng bị suy giảm, các loại gỗ, động vật tự nhiên qu‎‎ý hiếm ngày càng bị cạn kiệt.

2.1.2.6. Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản Điện Biên tương đối phong phú.

Số khoáng sản chình và sự phân bố: than, sắt ở Điện Biên, Mường Lay, khu vực Điện Biên có than đá: đã và đang được khai thác ở quy mô nhỏ phục vụ cho nhu cầu địa phương. Các vỉa than nằm gần mặt đất tương đối dễ khai thác. Hai mỏ có trữ lượng đáng kể là Thanh An và Na Sang ( huyện Điện Biên).

Ngoài khoáng sản than và sắt là chủ yếu, tỉnh Điện Biên còn có các loại khoáng sản khác: cao lanh ở Huổi Phạ và nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng (đá vôi, cát sỏi).

Từ đặc điểm ĐKTN và TNTN là tiền đề để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nhiều ngành (là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế). Bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn TNTN cần được tiến hành đồng thời với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Vấn đề nghèo ở tỉnh Điện Biên. Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)