+) Thời hạn cho vay tối đa: từ 6 – 36 tháng
+) Mức cho vay tối đa: tối đa 12 tháng lương (tối đa 70 triệu đối với cấp nhân viên và tối đa 200 triệu đối với quản lý)
+) Phương thức trả nợ : Lãi trả hàng tháng (tính trên dư nợ vay ban đầu), gốc trả hàng tháng hoặc cuối kỳ
+) Giấy tờ yêu cầu:
- Đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ
- Giấy đăng kí mở tài khoản (với khách hàng vay vốn chưa có tài khoản tại VPBank)
- Bản sao CMT/ Hộ chiếu: bản sao HKTT/KT3 - Tài liệu chứng minh vị trí công tác
- Tài liệu chứng minh mức lương và/ hoặc thu nhập hàng tháng - Bản sao chứng từ chứng minh thu nhập khác ( nếu có )
Trong giai đoạn hiện nay sở dĩ Ngân hàng cần quan tâm tăng trưởng tín dụng đối với đối tượng khách hàng cán bộ công nhân viên là do:
Một là, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, tổng sản phẩm trong nước sGDP liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, sản xuất kinh doanh phát triển, sản phẩm hàng hóa – dịch vụ phong phú, đa dạng; thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng nên đương nhiên thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của bộ phận cán bộ công nhân viên cũng gia tăng. Tuy nhiên, giữa thu nhập và nhu cầu chi tiêu của họ thường có độ lệch về thời gian nên phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng. Nghĩa là qui mô tăng trưởng tín dụng đối với cán bộ công nhân viên đồng biến với tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Hai là, đa số cán bộ công nhân viên đều có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu pháp luật nên dễ dàng tiếp cận với hồ sơ, thủ tục và các công nghệ ngân hàng hiện đại.
Ba là, khi người vay không trả nợ được, việc xử lý thu hồi nợ tương đối dễ dàng hơn các đối tượng khách hàng tư nhân, cá thể khác bằng cách quản lý và trích các khoản thu nợ hoặc tác động uy tín, lòng tự trọng của họ.
2.3.3. QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG
Bao gồm 9 bước sau:
Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn
Việc phỏng vấn giúp cán bộ tín dụng có được thông tin ban đầu về nhân thân của khách hàng, mục đích vay vốn, nhu cầu sử dụng vốn, các tài sản đảm bảo, nguồn trả nợ dự kiến, các quan hệ tín dụng hiện tại của khách hàng đối với hệ thống VPBank và các tổ chức cá nhân khác, qua đó, đối chiếu với các quy định của VPBank, giải đáp thắc mắc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn, cung cấp các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc xin vay.
Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin sau: - Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
- Khả năng sử dụng vốn vay
- Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng
Bao gồm:
- Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn
- Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay , trả nợ - Thẩm định tài sản bảo đảm
Mục tiêu của bước này nhằm:
- Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
- Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Xác định số tiền, phương thức, lãi suất, thời hạn cho vay, định kỳ trả nợ và xem xét các điều kiện thanh toán
- Số tiền cho vay: phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không quá 70% gía trị tài sản đảm bảo.
- Thời hạn vay tùy thuộc vào nhu cầu vay, mức cho vay tối đa được qui định như trên. - Lãi suất cho vay: áp dụng biểu lãi suất cho vay trong từng thời kỳ.
Bước 4: Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và trình phê duyệt cho vay
Bước 5: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, giao nhận giấy tờ của tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm
- Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay nhằm mục đích pháp lý hóa hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
- Đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm mục đích công khai hóa các giao dịch bảo đảm cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên trong trường hợp dùng một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Bước 6: Giải ngân, thu nợ gốc, lãi và kiểm tra, giám sát món vay
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận
động tiền tệ với sự vận động hàng hóa; hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, “tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... để đảm bảo khả năg thu nợ.
Bước 7: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ (nếu khách hàng có đơn yêu cầu)
Đối với các khách hàng mà khả năng trả nợ gặp khó khăn, có thể làm đơn yêu cầu ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Bước 8: Giải chấp tài sản bảo đảm, thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay
Bước 9: Lưu trữ hồ sơ cho vay…
2.3.4. TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH HOÀNG QUỐC VIỆTNGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG