Quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng phòng (Giám đốc) PGD: Trưởng phòng (Giám đốc) là người đại diện theo ủy quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của PGD, thực hiện công tác quản lý hoạt động tại PGD trong phân cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của VPBank. Trưởng phòng PGD phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh của PGD.
Quyền hạn và nhiệm vụ của các Phó phòng PGD: Giúp trưởng phòng điều hành hoạt động tại bộ phận theo sự phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, trước pháp luật về kết quả của công việc được phân công phụ trách. Các Phó phòng đại diện ký kết các văn bản hợp đồng, chứng từ thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ hoạt động của bộ phận mình phụ trách.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng tín dụng:
- Thiết lập duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng, trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ chuyển đến
ban phòng có liên quan để thực hiện theo chức năng.
- Phân tích doanh nghiệp, khách hàng cá nhân theo qui trình nghiệp vụ.
- Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan. Sau đó quyết định trong hạn mức được giao dịch hoặc trình duyệt các khoản cho vay bảo lãnh tài trợ thương mại.
- Quản lý hậu giải ngân (kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện vay vốn của khách hàng) giám sát liên tục các khách hàng vay, về tình hình sử dụng vốn vay, thưởng xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo qui định. Xử lý, gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ.
- Thực hiện thẩm định các dự án cho vay và giám sát chất lượng khách hàng, xếp loạt rủi ro khách hàng vay và đánh giá xếp hạng khách hàng.
- Định kỳ giải ngân vốn vay và theo dõi việc sử dụng vốn vay từ khách hàng, kiểm soát giám sát các khoản vay vượt mức việc trả nợ, giá trị tài sản đảm bảo và các khoản vay đã đến hạn, hết hạn.
- Phân tích tình hình kinh tế và tham gia xây dựng các chính sách tín dụng.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng giao dịch - kho quỹ:
- Thực hiện giải ngân vốn vay trên cở sở hồ sơ xin vay được phê duyệt.
- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi, chuyển tiền, rút tiền của khách hàng, cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng.
- Thực hiện “giao dịch thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay trong quyền hạn được cho phép.
- Giới thiệu sản phẩm: dịch vụ mới cho khách hàng. - Tiếp nhận hồ sơ, thông tin phản hồi từ khách hàng.
Công tác kho quỹ được thực hiện bởi kế toán nội bộ, thực hiện các nhiệm vụ tiền tệ, kho quỹ. Quản lý thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại, đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho PGD. Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập, chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…) của PGD... Thực hiện kế toán thu chi nội bộ.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG GIAO DỊCH HOÀNG QUỐC VIỆTTRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.2.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
Với công nghệ thanh toán hiện đại, mạng lưới giao dịch rộng, có chiến lược thu hút và phát triển nguồn vốn có hiệu quả nên nguồn vốn của Phòng giao dịch luôn tăng nhanh, ổn định.
Năm 2011, nguồn vốn của Phòng giao dịch là 167,18 tỷ đồng, đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 179,40 tỷ đồng, tăng 12,22 tỷ đồng so với năm 2012 ( tốc độ tăng 7,3% ), vượt 8,4% kế hoạch VPBank giao. Nguồn vốn huy động tăng trưởng nhưng cơ cấu còn chưa hợp lý: tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn còn thấp, chưa khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nên tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chưa cao. Năm vừa qua, khó khăn của nền kinh tế cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn tại Phòng giao dịch. Ngay từ những tháng đầu năm, hầu hết các ngân hàng thiếu vốn cho vay và thanh khoản đã tăng lãi suất huy động, làm mặt bằng lãi suất bị đẩy lên rất cao. Sang quý IV/ 2002, sau nhiều biện pháp tích cực của chính phủ, việc kiềm chế lạm phát có hiệu quả, lãi suất huy động vốn giảm bình quân gần 50% một kỳ, trong khi PGD phải trả lãi suất cao cho một khối lượng lớn nguồn vốn huy động chưa đến hạn thanh toán, làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của PGD trong kỳ. Phòng giao dịch đã chủ động triển khai kịp thời các biện pháp: đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất bậc thang linh hoạt, tăng cường quảng cáo, tiếp thị, mở rộng huy động vốn với lãi suất và kỳ hạn thích hợp. Kết quả, PGD đã duy trì được tốc độ tăng trưởng huy động vốn và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Phòng giao dịch từ 2010-2012
Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng số (tỷ đồng) Tỷ trọn g (%) Tổng số (tỷ đồng) Tỷ trọn g (%) Tổng Số (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 174,4 8 100 167,1 8 100 179,4 0 100