Giai đoạn Mesozoi muộ n Cenozoi sớm

Một phần của tài liệu CÁC GIAI đoạn HOẠT ĐỘNG MAGMA ở VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MAGMA KIẾN TẠO VIỆT NAM

6. Giai đoạn Mesozoi muộ n Cenozoi sớm

Căn cứ vào sự tồn tại các thời kỳ sôi động hoạt tính nội sinh và tái cải kiến trúc, giai đoạn này có thể chia thành 2 thời kỳ: Jura sớm - giữa và Jura muộn - Eocen.

* Vào thời kỳ Jura sớm - giữa: các kiến trúc cố kết sớm và các kiến trúc uốn nếp Indosini đều trải qua các quá trình nội mảng lục địa với sự nâng cao các kiến trúc lục địa, đôi nơi hình thành các trũng giữa núi. Duy chỉ còn một số nơi trên rìa của địa khu Indosinia và trong địa phận các đai uốn nếp đa kỳ Cathaysia và Trường Sơn bắt đầu nảy sinh các trường căng giãn để hình thành các kiến trúc sụt lún thuộc tính kiến tạo khác nhau. Cụ thể là: địa hào Hòn Gai, trũng Mường Nhé (vùng Mường Tè), trũng Nông Sơn, trũng Bản Đôn và một số trũng nhỏ ở Tây Nam Bộ. Hầu hết các kiến trúc này đều là kiểu bồn trầm tích.

Một số kiến trúc kiến tạo đã xuất hiện trong giai đoạn trước (trũng An Châu, trũng Sông Hiến, trũng Sầm Nưa - Hoành Sơn) tiếp tục chuyển biến thành các kiến trúc kiểu núi lửa - kiến tạo với việc thành tạo các hệ tầng phun trào và trầm tích - phun trào thành phần sặc sỡ trong thời kỳ tiếp theo.

* Thời kỳ Jura muộn - Eocen: đây là thời kỳ hoạt động magma rầm rộ với thành phần đa dạng. Ghi nhận được các tổ hợp đồng magma trong các kiến trúc đặc thù:

Ở trũng núi lửa - kiến tạo Tú Lệ là các tổ hợp xâm nhập - núi lửa:

* Basalt và tuf (hệ tầng Suối Bé) và gabro, gabro - diabas, diabas (phức hệ Nậm Chiến).

* Trachyt, trachyryolit, ryolit (hệ tầng Tú Lệ) và syenit, granosyenit, granit (phức hệ Phu Sa Phin).

* Ryolit, dacit (hệ tầng Ngòi Thia) và granit biotit, leucogranit, granit hai mica (phức hệ Yê Yên Sun).

Ở đai núi lửa - xâm nhập rìa Đà Lạt:

* Andesitobasalt, andesit, ryodacit, ryolit (hệ tầng Đèo Bảo Lộc - Nha Trang) và diorit, granodiorit, granit (phức hệ Định Quán - Đèo Cả).

Ankroet).

Trong khoảng xấp xỉ 100 tr.n trở về trước (cuối Creta sớm) gần như toàn bộ rìa đông của mảng Âu - Á chuyển thành rìa lục địa tích cực do tác động hút chìm của mảng Thái Bình Dương xuống. Đó là tác nhân quan trọng làm nảy sinh đai núi lửa - xâm nhập rìa lục địa khổng lồ Đông và Đông Nam Á. Thuộc khu vực Việt Nam và Nam Trung Quốc đấy là đai núi lửa - xâm nhập Cathaysia kéo đến rìa đông nam địa khu Indosinia (đới Đà Lạt). Theo Nguyễn Xuân Bao và nnk (2000) vào thời gian này có xuất hiện các bồn trũng núi lửa lục địa như Xa Lon, Long Bình, Ca Tô, A Lin, v.v…dọc theo các đứt gãy trượt bằng. Các kiến trúc này được lấp đầy các phun trào mafic, trung tính và muộn hơn là các phun trào thành phần felsic hơn với nhiều thành tạo phun nổ. Đồng thời hoạt động xâm nhập vôi - kiềm loạt phân dị liên tục cũng biểu hiện khá mạnh ở nhiều nơi.

Vào đầu Creta muộn bồn trũng Đông Dương được hình thành và lấp dầy bởi các thành tạo molas màu đỏ ở dưới và phun trào felsic cao nhôm ở trên.

Bước sang đầu Cenozoi hoạt động magma kiểu rìa lục địa tích cực giảm thoái và tắt hẳn. Kế theo là quá trình nâng cao và xâm thực để tạo nên “bề mặt san bằng Đông Dương” kiểu bán bình nguyên lớn có tuổi Eocen sớm.

Một phần của tài liệu CÁC GIAI đoạn HOẠT ĐỘNG MAGMA ở VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w