Giai đoạn Paleozoi sớ m giữa

Một phần của tài liệu CÁC GIAI đoạn HOẠT ĐỘNG MAGMA ở VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MAGMA KIẾN TẠO VIỆT NAM

4. Giai đoạn Paleozoi sớ m giữa

Đặc trưng chủ yếu của giai đoạn này là sự tăng cường hoạt động của các đai động Cathaysia và Trường Sơn và sự tác động của chúng lên các lục địa bao quanh.

Các tài liệu mới của đề tài cho thấy kiến trúc kiểu biển rìa Hà Giang phát triển từ Cambri đến giữa Ordovic (khoảng 470 tr.n). Tổ hợp kiến trúc với nó là các kiến trúc cung đảo Phú Ngữ và rìa lục địa thụ động Chang Pung - Bắc Sơn. với đặc trưng về qui mô và sự tổ hợp các phức hệ thạch kiến tạo của mình có thể nhận dạng một kiến trúc kiểu biển rìa Paleozoi sớm kéo dài từ bồn Lô - Gâm đến bồn Tấn Mài - Cô Tô.

Trên địa phận đai động Trường Sơn diễn ra sự hoạt động phân dị với các chế độ địa động lực khác nhau. Ở kiến trúc Sông Mã chế độ động kiểu đại dương mới tạo diễn ra trong suốt Cambri và có thể đến giữa Paleozoi giữa (khoảng 414 tr.n). Quá trình hút chìm và đóng kín kiến trúc này xảy ra sớm hơn Devon. Ở phía nam theo vị thế hiện tại kiến trúc Long Đại đã phát triển thành “cung núi lửa” Paleozoi sớm với đặc trưng tổ hợp nhiều phức hệ thạch kiến tạo điển hình như gabro, gabro - pyroxenit và pyroxenit (phức hệ Bol Kol); gabro - diorit, diorit - porphyr (phức hệ Vitthulu); andesit, basalt - andesit (hệ tầng Long Đại); Diorit, granodiorit, granit (phức hệ Diên Bình - Trà Bồng). Sóng đôi với nó là tổ hợp thạch kiến tạo kiểu biển rìa Núi Vú được đặc trưng bằng thành tạo núi lửa metabasalt và ophiolit Sông Tranh (siêu mafic Hiệp Đức, mafic Núi Ngọc và plagiogranit Quế Lưu) có tuổi thành tạo là 475 ± 5 tr.n.

theo các phương thức khác nhau. Ở kiến trúc Lô Gâm là quá trình biến chất và granit hoá được thể hiện bằng granit biotit, granit hai mica kiểu S (phức hệ Sông Chảy). Còn ở kiến trúc Long Đại tạo núi Caledoni thể hiện mạnh và các sản phẩm điển hình granit biotit, granit hai mica kiểu S (phức hệ Đại Lộc) tuổi Silur muộn và molas lục địa (hệ tầng Tân Lâm) có tuổi Devon sớm.

Nằm giữa hai kiến trúc Sông Mã và Long Đại là miền phân bố tiểu lục địa Tiền Cambri Phu Hoạt và các kiến trúc rìa lục địa thụ động Paleozoi sớm - giữa bao quanh nó. Từ phía nam đứt gãy Sông Cả là diện phân bố xen kẽ các kiến trúc kiểu rìa lục địa tích cực Kim Cương bao gồm cả kiến trúc kiểu đại dương Thiên Nhẫn và rìa thụ động Quy Đạt. Kiến trúc Thiên Nhẫn phát triển mạnh từ Devon muộn ( thể kéo sang nửa đầu Carbon) có lẽ đặc trưng cho vỏ đại dương Paleotethys. Kiến trúc Kim Cương cũng phát triển theo nhịp tương tự và có lẽ kết thúc vào đầu giai đoạn kế sau Paleozoi muộn - Mezozoi sớm. Riêng tiểu lục địa Phu Hoạt chịu tác động mạnh bởi tạo núi Devon sớm, bị granit hoá mà sản phẩm của nó là phức hệ thạch kiến tạo đồng va chạm (phức hệ Bù Khạng).

Một phần của tài liệu CÁC GIAI đoạn HOẠT ĐỘNG MAGMA ở VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w