Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại để thiết kế bài học theo

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương từ trường - sgk vật lý 11 cơ bản theo hướng phát triển tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh (Trang 47 - 51)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Vận dụng quan điểm dạy học hiện đại để thiết kế bài học theo

hƣớng phát triển tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh. [8], [10]

Khi vận dụng quan điểm dạy học hiện đại để thiết kế đƣợc bài học vật lí theo yêu cầu phát triển tính tích cực, tính tự chủ, sáng tạo của học sinh, GV cần xác định đƣợc cụ thể và hợp lí mối quan hệ giữa MĐ, ND, PP dạy học cũng nhƣ mối quan hệ giữa PPDH với đối tƣợng học và phƣơng tiện dạy học hiện đại. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. Khai thác và phối hợp các phƣơng pháp dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới các phƣơng pháp dạy học tích cực. Việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển quá trình dạy học của thầy giáo.

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa chuyển cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn đƣợc gọi là dạy và học tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cực . Trong cách dạy này, học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là ngƣời thiết kế, tổ chức, hƣớng dẫn, tạo nên sự tƣơng tác tích cực giữa ngƣời dạy và ngƣời học. Dạy và học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh vào quá trình học tập. Thầy giáo và học sinh là những chủ thể của quá trình dạy họ, vì thế tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh phải do chính những chủ đề này quyết định. Trong việc xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng chủ thể có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho chủ thể định hƣớng hoạt động của mình. Trong giờ học thầy giáo không đƣợc làm thay học sinh, mà phải đóng vai trò là ngƣời tổ chức quá trình học tập của học sinh, hƣớng dẫn học sinh đi tìm kiếm kiến thức mới. Còn học sinh phải chuyển từ vai trò thụ động sang chủ động tham gia tích cực và sáng tạo vào quá trình học tập tránh tình trạng ngồi chờ và ghi chép một cách máy móc. Muốn vậy, khi thiết kế bài học, GV cần phải tăng cƣờng hơn nữa việc tổ chức của học sinh tự nghiên cứu SGK, tham gia xây dựng gỉa thuyết, xây dựng phƣơng án thí nghiệm, làm và phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm, thảo luận và làm việc theo nhóm v.v. Việc tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí cần quán triệt những vấn đề sau:

1. Tăng cƣờng sử dụng PPDH theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của ngƣời học.

Cần sự kết hợp linh hoạt nhiều PPDH phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của HS và điều kiện thực tế để đạt đƣợc mục tiêu của bài học. Trong đó có những PPDH quen thuộc nhƣ: dùng lời, trực quan, minh hoạ, vấn đáp, thảo luận nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi, động não thực hành, thí nghiệm và một số PP có tên gọi mới hiện tại đang đƣợc sử dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Học theo nhóm, học theo góc, học theo hợp đồng, học theo dự án…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với phát triển năng lực sáng tạo, ngoài việc rèn luyện cho học sinh trong quá trình xây dựng kiến thức mới, ngƣời giáo viên còn có thể rèn luyện cho học sinh trong việc giải các bài tập sáng tạo. Trong loạt bài tập này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học, học sinh bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ không thể suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học.

2. Tăng cƣờng các phƣơng pháp tìm tòi nghiên cứu, phát hiện vấn đề và cách giải quyết vấn đề.

Nhƣ trên đã phân tích, quả trình nhận thức kiến thức vật lí của HS là quá trình mô phỏng hoạt động nghiên cứu vật lí của các nhà khoa học. Đó là quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống và trong khoa học, kĩ thuật. Vì vậy trong dạy học vật lí, cần tao ra các tình huống có vấn đề để các em phát hiện ra vấn đề thắc mắc (hoài nghi), tự phát biểu ý kiến và suy nghĩ của mình. Cần tổ chức cho HS thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề.

3. Coi trọng phƣơng pháp thực nghiệm- phƣơng pháp đặc trƣng của bộ môn.

Các TN vật lý có tác dụng giải quyết vấn đề đã đặt ra và do đó cung cấp kiến thức mới cho học sinh. TN vật lí đặc biệt có tác dụng khuyến khích hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS. Sử dụng TN trong Vật lý là cách có hiệu quả nhất giúp cho HS hình thành biểu tƣợng, khái niệm vật lý, định luật Vật lý tốt hơn và là con đƣợc chủ yếu để HS xây dựng kiến thức mới. Vật lí là môn học có liên hệ chặt chẽ với đời sống và kĩ thuật, việc dạy học mỗi đề tài qua TN cần xuất phát từ những kinh nghiệm, vốn hiểu biết đã có của HS nhằm khơi dậy hứng thú, đáp ứng nhu cầu nhận thức của HS... trên cơ sở đó làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu. Tổ chức cho HS tranh luận, trao đổi nhóm để họ tự bày tỏ suy nghĩ riêng; phát hiện và nêu ra vấn đề cần tìm hiểu, đề xuất các cách giải quyết bao gồm cả thiết lập và tiến hành TN. Tạo mọi khả năng để HS tự tiến hành TN vật lý đơn giản bằng thiết bị và vật liệu sẵn có trong phòng TN hoặc do GV, HS tự tìm kiếm, tự làm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Tổ chức cho HS hoạt động trên lớp dƣới những hình thức học tập khác nhau.

Để tích cực hoá hoạt động học tập của HS ngoài hình thức tổ chức học toàn lớp, nên tăng cƣờng tổ chức cho HS học tập cá nhân, học tập theo nhóm ngay tại lớp.

* Hình thức học tập cá nhân: Là hình thức học tập cơ bản nhất vì nó tạo điều kiện cho mỗi HS trong lớp bộc lộ khả năng tự học của mình (đƣợc tự nghĩ, đƣợc tự làm việc một cách tích cực) nhằm đạt tới MT học tập. Việc tổ chức học tập cá nhân có thể nhƣ sau:

- HS ghi kết quả ra vở hoặc trả lời vào phiếu học tập những vấn đề GV giao. - Tự đọc SGK theo yêu cầu của GV

* Hình thức học tập theo nhóm: Việc học tập theo nhóm tạo điều kiện cho HS trao đổi thông tin, kết quả quan sát, đề xuất thắc mắc và vấn đề phát hiện, lắng nghe ý kiến ngƣời khác trong trao đổi thảo luận, tranh luận, khả năng phân tích, phê phán, bảo vệ ý kiến và suy nghĩ riêng của mình. Các bƣớc tiến hành tổ chức hoc tập theo nhóm có thể nhƣ sau:

- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm và hƣớng dẫn gợi ý cho mỗi nhóm các vấn đề cần lƣu ý khi trả lời câu hỏi, hoàn thành bài tập.

- Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm (cử nhóm trƣởng, thƣ kí, phân việc cho các thành viên trong nhóm). Từng cá nhân làm việc độc lập, sau đó thảo luận trong nhóm và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm (không nhất thiết phải là nhóm trƣởng hay thƣ kí mà có thể là một thành viên bất kì của nhóm)

- Làm việc chung cả lớp: (thảo luận tổng kết trƣớc toàn lớp) Các nhóm lần lƣợt báo cáo kết quả và thảo luận chung (các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến và bổ sung cho nhau). GV tổng kết và chuẩn xác kiến thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức cho HS học tập theo nhóm ngay tại lớp bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học nên GV phải biết tổ chức hợp lí mới có hiệu quả. Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hƣớng hình thức. Ở trƣờng THPT mỗi tiết học chỉ nên tổ chức từ 2 đến 3 hoạt động nhóm đối với những câu hỏi, vấn đề đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cá nhân mới hoàn thành nhiệm vụ.

5. Tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Khuyến khích sử

dung các phƣơng tiện hiện đại trong dạy học, chỉ sử dụng TN ảo đúng lúc, đúng chỗ, đúng chức năng của nó.

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương từ trường - sgk vật lý 11 cơ bản theo hướng phát triển tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)