Thiết kế môi trƣờng học tập

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương từ trường - sgk vật lý 11 cơ bản theo hướng phát triển tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh (Trang 38 - 39)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.6.Thiết kế môi trƣờng học tập

Bản chất của việc thiết kế môi trƣờng học tập là tổ chức tất cả những yếu tố đã thiết kế trên thành hệ thống các tình huống vật chất mà ngƣời dạy và ngƣời học trực tiếp tác động đến và qua đó tác động với nhau. Có nhiều kiểu môi trƣờng, song kiểu nào cũng phải bao quát mục tiêu, nội dung, hoạt động, phƣơng tiện và nguồn lực đã thiết kế. Cấu trúc của môi trƣờng tùy thuộc kiểu môi trƣờng, và nó đòi hỏi những kĩ năng quản lí, giao tiếp cụ thể của giáo viên. Có thể kể đén những môi trƣờng sau đây:

+ Giờ lên lớp.

Là môi trƣờng truyền thống và quen thuộc, nhƣng không dễ tổ chức hoạt động nếu thiết kế không phù hợp. Trong môi trƣờng lớp học, có thể thiết kế môi trƣờng làm việc theo nhóm, tổ, môi trƣờng lớp học, có thể thiết kế môi trƣờng tiết học trong đó ngƣời học tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Điều này quy định cách bố trí bàn ghế, bảng, bàn thí nghiệm, dụng cụ thực nghiệm, máy tính…theo sơ đồ khác nhau.

+ Môi trƣờng dã ngoại.

Là tất cả những môi trƣờng bên ngoài lớp học, công ty, nhà máy, địa điểm tham quan nhƣ bảo tàng, di tích lịch sử, cảnh quan địa lí, danh thắng văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hóa… chúng đòi hỏi cấu trúc và cách thiết kế khác hẳn môi trƣờng lớp học, đặc biệt là yếu tố thời gian và vận động trong học tập

+ Môi trƣờng trò chơi

Là môi trƣờng không đƣợc tổ chức theo bài bản nhƣ giờ lên lớp, mang tính chất tự do và khoáng đạt hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, môi trƣờng chơi vẫn có thể tổ chức ở bất cứ nơi đâu: trong lớp, ngoài lớp, ở nhà. Những yếu tố đáng chú ý nhất ở môi trƣờng này là kĩ năng điều hành, thiết kế phƣơng tiện, đồ chơi và kịch bản hoạt động.

+ Môi trƣờng thực tiễn.

Tức là môi trƣờng công việc thực sự, chẳng hạn nhƣ lao động vật chất, bảo vệ môi trƣờng sống, giữ gìn và điều khiển các phƣơng tiện giao thông, giúp đỡ ngƣời khuyết tật, tình nguyện viên trong các hoạt động xã hội và văn hóa quần chúng, làm việc ở nhà, giao tiếp xã hội…

Thiết kế môi trƣờng học tập, các hoạt động của ngƣời học và phƣơng tiện, học liệu đƣợc thực hiện cùng lúc, dựa vào sự lựa chọn, cân nhắc những nguồn lực và điều kiện cụ thể mà giáo viên nắm đƣợc tại mỗi bài học. Toàn bộ những thiết kế này trên cơ sở thiết kế mục tiêu, nội dung học tập tạo nên thực chất của việc lực chọn phƣơng pháp dạy học của giáo viên

1.4. Thực trạng dạy học vật lí theo hƣớng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương từ trường - sgk vật lý 11 cơ bản theo hướng phát triển tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh (Trang 38 - 39)