Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á - chi nhánh đbscl (Trang 37 - 41)

Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐSCL hoạt động tín dụng dựa trên nguồn vốn huy động trong dân cư, các tổ chức kinh tế và vốn điều hòa từ Hội sở, do đó việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng.

Dư nợ là kết quả có được từ quá trình cho vay, thu nợ. Nó thể hiện vốn ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi lại được tại thời điểm báo cáo do chưa đến hạn, quá hạn hoặc được ngân hàng cho gia hạn nợ.

Bảng 9: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền %

Cá nhân & Hộ kinh

doanh 20.490 26.470 38.460 5.980 29.18 11.990 45.30

Doanh nghiệp 54.520 102.740 131.040 48.220 88.44 28.300 27.55

Tổng 75.010 129.210 169.500 54.200 72.26 40.290 31.18

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL)

Biểu đồ 9: Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Qua bảng 9 ta thấy dư nợ ngắn hạn của cá nhân và hộ kinh doanh qua 3 năm có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể, năm 2009 dư nợ ngắn hạn của cá nhân và hộ kinh doanh là 20.490 triệu đồng, sang năm 2010 thì dư nợ là 26.470 triệu đồng tăng 5.980 triệu đồng tăng 29,18% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì dư nợ tăng 11.990 triệu đồng tương đương tăng 45,30% so với với năm 2010 và đạt mức 38.460 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua DSCV của đối tượng này tăng nên kéo theo dư nợ tăng vì các khoản vay chưa đến hạn.

Đối với doanh nghiệp

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp qua 3 năm cũng tăng khá mạnh. Cụ thể, năm 2009 dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là 75.010 triệu đồng. Sang năm 2010 thì dư nợ tăng lên đến mức 102.740 triệu đồng, tăng 48.220 triệu đồng tương đương tăng 88,44% so với năm 2010. Đến năm 2011 thì dư nợ tiếp tục tăng thêm 28.300 triệu đồng tương đương tăng 27,55% và con số đạt được là 131.040 triệu đồng. Dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ngắn hạn là vì các doanh nghiệp có nhu cầu vốn cao hơn nên DSCV ngắn hạn của doanh nghiệp cao dẫn theo dư nợ cao.

Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng qua 3 năm nhưng không phải do ngân hàng không thu được nợ mà là do DSCV của ngân hàng qua 3 năm đều tăng và do các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm báo cáo. Ngân hàng đã quản lý các khoản vay rất tốt điều này được thể hiện qua tình hình nợ quá hạn của ngân hàng là không có, 100% dư nợ được xếp vào nợ nhóm I.

Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của ngân hàng qua 3 năm như sau:

Bảng 10: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Công nghiệp 22.502 24.112 34.112 1.610 7,15 10.000 41,47

Nông lâm ngư nghiệp 15.003 35.073 60.829 20.070 133,77 25.756 73,44

Thương mại dịch vụ 37.505 70.025 74.559 32.520 86,71 4.534 6,47

Tổng 75.010 129.210 169.500 54.200 72,26 40.290 31,18

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ĐBSCL)

Biểu đồ 10: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

 Đối với ngành thương mại dịch vụ

Vì thương mại dịch vụ là ngành cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong DSCV ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn qua 3 năm cũng tăng lên, cụ thể: Năm 2009 là 37.505 triệu đồng. Đến năm 2010 thì dư nợ ngắn hạn là 70.025 triệu đồng tăng 32.520 triệu đồng tương đương tăng 86,71% so với năm 2009. Năm 2011 thì dư nợ ngắn hạn của ngành thương mại dịch vụ đạt 74.559 triệu đồng tăng 6,47% hay 4.534 triệu đồng so với năm 2010. Vì tất cả dư nợ ngắn hạn của ngân hàng đều là nợ nhóm I nên nguyên nhân khiên dư nợ ngắn hạn của lĩnh vực thương mại dịch

vụ tăng 3 năm qua là do DSCV của năm trước cao hơn năm sau nên ảnh hưởng đến dư nợ.

 Đối với ngành công nghiệp

Tuy công nghiệp là ngành có DSCV lớn thứ hai sau thương mại dịch vụ nhưng tình hình dư nợ 3 năm qua của ngành này cũng ổn định chỉ tăng nhẹ. Cụ thể, năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 22.502 triệu đồng. Năm 2010 là 24.112 triệu đồng, tăng 1.610 triệu đồng tương đương tăng 7,15% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 34.112 triệu đồng, tăng 10.000 triệu đồng tương đương tăng 41,47% so với năm 2010. Vì DSTN ngắn hạn của ngành này 3 năm qua luôn tăng cao nên dư nợ ngắn hạn của ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các ngành nghề cho vay.

 Đối với ngành nông lâm ngư nghiệp

Dư nợ của ngành nông lâm ngư nghiệp 3 năm qua tăng mạnh, là ngành có tỷ lệ tăng dư nợ cao nhất. Cụ thể, năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 15.003 triệu đồng. Năm 2010 thì dư nợ là 35.073 triệu đồng, tăng 20.070 triệu đồng tương đương tăng 133,77% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ tiếp tục tăng và đạt mức 60.829 triệu đồng, tăng 25.756 triệu đồng tương đương tăng 73,44% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng cho vay ở lĩnh vực này giúp các nhà sản xuất mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất nên khiến cho tình hình dư nợ ở lĩnh vực này tăng mạnh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á - chi nhánh đbscl (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w